ClockThứ Năm, 02/04/2015 15:55

Mối lo từ các bảo tàng

TTH - Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và cả nhân lực, các bảo tàng, nhà trưng bày gặp nhiều khó khăn trong bảo vệ tác phẩm.

Rất lo

Mới đây, Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng bị mất trộm một tác phẩm bằng gốm do họa sĩ Lê Bá Đảng sáng tác tại làng cổ Phước Tích năm 2009, được trưng bày trên giá ở tầng hai của trung tâm.
Bà Đinh Thị Hoài Trai, Giám đốc Trung tâm cho biết, sự việc xảy ra vào đúng thời điểm cán bộ, nhân viên của Trung tâm đi dâng hương tưởng niệm họa sĩ Lê Bá Đảng tại làng Bích La Đông (xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, Quảng Trị). Tại Trung tâm, chỉ còn một nhân viên trực ở tầng một. Lợi dụng sơ hở, kẻ gian đã lên tham quan ở tầng hai, rồi lấy cắp tác phẩm trên bỏ vào túi xách. Vụ việc trên gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác bảo vệ ở các bảo tàng, nhà trưng bày khi công tác bảo vệ ở đây chưa được chặt chẽ.
Những tác phẩm nhỏ của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị chưa có khung kính bảo vệ
Ông Phan Đình Hối, Phụ trách nghiệp vụ Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị (ĐPT) băn khoăn: “Có những lúc khách vào rất đông, có khi 2 đoàn khách vào tham quan một lúc lên đến cả trăm người. Mỗi lần khách đông, chúng tôi phải huy động cả tạp vụ, phân công nhau vừa hướng dẫn, vừa giám sát. Khách đông, lực lượng, phương tiện đều mỏng nên rất lo”. Ông Phan Đình Hối cho biết thêm, những tác phẩm nhỏ rất dễ bị kẻ gian lợi dụng sơ hở đánh cắp. Ông đã đề xuất làm 20 tủ kính để bảo vệ những tác phẩm này nhưng vẫn chưa được do chưa có kinh phí.
Với Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, bà Đinh Thị Hoài Trai cho biết: “Sau sự việc xảy ra, chúng tôi rất lo nên tăng cường bảo vệ, nhất là ban đêm. Thông thường, cửa ở bảo tàng nghệ thuật có 2 lớp mới bảo đảm an toàn, nhưng ở trung tâm, cửa chỉ có một lớp. Ổ khóa được trang bị hiện nay chỉ phòng được người ngay chứ không thể ngăn được kẻ gian”.
Đáng lo nhất là công tác an ninh ở Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng (LS&CM). Lưu giữ nhiều hiện vật, cổ vật giá trị, bảo tàng phải chật vật xoay sở để bảo vệ hiện vật trong điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, tạm bợ, thiếu thốn phương tiện và cả nhân lực. Ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng LS&CM trăn trở: “Công tác bảo vệ, bảo quản hiện vật là mối lo có tính chất sống còn của tất cả các bảo tàng. Với Bảo tàng LS&CM, có những hiện vật liên quan đến lịch sử, cách mạng có tính chất nhạy cảm về chính trị nên việc đảm bảo an toàn cho các tài liệu, hiện vật được xem là nhiệm vụ hàng đầu”.
Tuy nhiên, ở Bảo tàng LS&CM, khách vào 1 cửa nhưng có thể ra 4 cửa nên lực lượng bảo vệ quản không nổi. Phía trước bảo tàng, hàng rào bảo vệ quá thấp, lại không có chông sắt nên có thể dễ dàng nhảy ra, nhảy vào mà không cần đi qua cổng để vào bên trong, nơi có nhiều xe tăng, máy bay đang được trưng bày ngoài trời. Hai bên bảo tàng cũng không có hàng rào ngăn cách với 2 khu tập thể ở đường Đinh Tiên Hoàng và Đoàn Thị Điểm. Ông Hùng bức xúc: “Người ta có thể thông qua hai khu tập thể đi tắt qua bảo tàng bất cứ lúc nào. Muốn bảo vệ an toàn thì phải kiểm soát được người ra vào trong khu vực bảo tàng nhưng hiện nay chúng tôi rất khó kiểm soát”. Ông Hùng cho biết thêm, nhiều lần đã đề xuất làm hàng rào ngăn cách nhưng nan giải đây là di tích, làm hàng rào thì lại vi phạm Luật Di sản.
Thiếu phương tiện
Để bảo quản tác phẩm, các bảo tàng, nhà trưng bày gặp rất nhiều khó khăn. Trú tạm trong khu vực của di tích, Bảo tàng LS&CM không thể nào cải tạo nên nhà trưng bày, nhà kho cũng không đảm bảo quy chuẩn bảo quản hiện vật. Mỗi mùa mưa bão, cán bộ bảo tàng lại nơm nớp.
Ông Cao Huy Hùng thở dài: “Nhà dột, chúng tôi phải dùng tấm nilon hoặc áo mưa để che hiện vật trong khi chúng cần có chế độ bảo quản đặc biệt với sự tham gia hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật như máy hút ẩm, máy điều hòa nhiệt độ...”.
Theo bà Đinh Thị Hoài Trai, thời tiết khắc nghiệt và những thiếu thốn về cơ sở vật chất khiến Trung tâm Lê Bá Đảng gặp khó trong việc bảo quản tác phẩm. “Nhiệt độ cho phép để bảo quản tốt tranh nghệ thuật là 260, độ ẩm không quá cao. Thế nhưng, điều kiện thời tiết, khí hậu ở Huế có khi rất nóng nhưng Trung tâm lại không có máy điều hòa, máy hút ẩm để bảo đảm được điều kiện nhiệt độ.
Chuyển địa điểm mới cho bảo tàng
Theo ông Cao Huy Hùng, với Bảo tàng LS&CM, cần phải đầu tư về cơ sở vật chất, đặc biệt là xây dựng một hệ thống kho, nhà trưng bày không chỉ chống trộm cắp mà còn chống hư hỏng do thời tiết. Ông Hùng đề xuất, giải pháp tối ưu nhất là tỉnh cần nhanh chóng giải tỏa 2 khu tập thể để bảo tàng thuận tiện trong công tác quản lý. Trong khi chưa giải tỏa, cho phép bảo tàng xây dựng hàng rào tạm ngăn cách với 2 khu tập thể và sửa chữa hàng rào xung quanh giống như hàng rào của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, phù hợp với cảnh quan của khu vực Quốc Tử Giám. Lâu dài, đề nghị tỉnh nhanh chóng bố trí xây dựng bảo tàng ở địa điểm mới vừa phù hợp với ngân sách của tỉnh vừa nằm trong tuyến du lịch, thuận tiện cho khách tham quan.
 
Minh Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Lắng nghe vườn Huế

“Tôi nghiên cứu nhà vườn như mối liên hệ giữa nghệ thuật với văn hóa Việt Nam, mối liên hệ sâu sắc với mảnh đất và tinh thần Huế. Nét văn hóa ẩn tàng vẫn còn tồn tại trong những giá trị và bản sắc Huế ngày nay”, Giáo sư (GS), kiến trúc sư (KTS) cảnh quan Kimberlee Stryker (Đại học California, Berkeley) đã nói như vậy trong nghiên cứu về vườn Huế: “Listening to the Gardens of Hue, Vietnam”, cách đây 25 năm.

Lắng nghe vườn Huế
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Return to top