ClockThứ Bảy, 13/08/2016 22:56

Mơ ước của giới họa sĩ Huế

TTH - Mỗi khi cần tổ chức cuộc triển làm nào đó, các họa sĩ đều phải chạy quanh mượn hoặc thuê không gian triển lãm…

Cho đến nay, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế vẫn được đánh giá là một trong 3 trung tâm mỹ thuật lớn của cả nước bên cạnh Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Hội đang quy tụ nhiều họa sĩ tên tuổi đóng góp cho nền mỹ thuật cả nước như: Vĩnh Phối, Trương Bé, Phạm Đại, Đặng Mậu Tựu, Nguyễn Thiện Đức, Phan Thanh Bình, Lê Thừa Tiến, Lê Văn Nhường…

Nhà triển lãm tranh cần không gian thoáng đãng và đầy đủ các thiết bị phụ trợ. Ảnh: Minh Hiền

Bên cạnh những họa sĩ đã định hình phong cách nói trên, trong khoảng 10 năm lại đây, thế hệ họa sĩ trẻ được hình thành với nhiều nỗ lực trong việc tiếp cận các trào lưu nghệ thuật mới, có những dấu ấn riêng như Phan Hoài Niệm, Thu An, Lê Phan Quốc, Vũ Duy Tân, Nguyễn Ánh Dương….

Hoạt động sáng tạo mỹ thuật luôn đòi hỏi sự đồng hành của các cuộc triển lãm tranh. Các cuộc triển lãm mỹ thuật luôn gắn liền với các địa chỉ: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Văn hóa Huế, Nhà triển lãm Huế (4 Hoàng Hoa Thám), Trụ sở Liên hiệp các hội VHNT 26 Lê Lợi, Tạp chí Sông Hương, Trung tâm Văn hóa Liễu Quán, Newspace Arts Foundation tại Công ty Văn hóa Phương Nam, Trung tâm Văn hóa Pháp tại Huế… Một số họa sĩ tổ chức triển lãm tại nhà như họa sỹ Hoàng Đăng Nhuận với Chiêu Ê Gallery, họa sỹ Đặng Mậu Tựu với Sông Như Gallery…

Trong số các địa chỉ nói trên, có một số địa chỉ đã không còn sử dụng vào triển lãm như Nhà Triển lãm Huế nay đã thành nơi bán cà phê (Cà phê Paris), Newspace Arts Foundation tại Công ty Văn hóa Phương Nam đã ngừng hoạt động… Các địa chỉ còn lại, hầu như không đảm bảo công năng của một nhà triển lãm, nơi thì không có giàn đèn chiếu tranh, nơi quy mô và không gian quá hẹp, chỉ đủ cho những cuộc triển lãm nhỏ.

Không thể không ghi nhận những cố gắng của những người làm văn nghệ trong việc nỗ lực đưa các tác phẩm mỹ thuật đến với công chúng. Như trụ sở Liên hiệp các hội VHNT, là nơi làm việc nhưng cán bộ, công nhân viên ở đây đã “hy sinh”, dời xuống tầng hầm để nhường lại không gian phía trên cho triển lãm. Tạp chí Sông Hương là trụ sở làm việc của tờ tạp chí văn nghệ, tòa soạn vẫn cố gắng dành hội trường tổ chức nhiều cuộc triển lãm cá nhân, triển lãm nhóm hưởng ứng các dịp lễ hội lớn của tỉnh như đón mừng năm mới, Festival Huế… Một số cá nhân tâm huyết đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm mỹ thuật, như họa sĩ Đặng Mậu Tựu, hàng năm đều tổ chức triển lãm dành cho các họa sỹ trẻ Huế với tên gọi “Phòng tranh Con giáp” và các triển lãm chuyên đề khác.

Tuy nhiên, những cố gắng ấy chỉ là giải pháp tình thế, và có những hệ quả không tốt đã xảy ra. Như một cuộc triển lãm mỹ thuật các họa sĩ Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh dịp Festival Huế 2016 vừa qua, phòng tranh quy tụ tác phẩm của 39 họa sỹ song gần như công chúng không thể xem tranh được bởi không có đèn chiếu trong lúc trong phòng không đủ ánh sáng cần thiết. Nhiều người đặt dấu hỏi, nếu không tổ chức tốt không gian, thì mời các họa sĩ về triển lãm làm gì, trong khi chi phí đi lại, ăn ở tốn kém, mà cả công chúng và cả họa sĩ đều không hài lòng?

Những địa chỉ đó, thực ra cũng chỉ là những “phòng triển lãm bất đắc dĩ”. Mỗi khi cần tổ chức cuộc triển làm nào đó, các họa sĩ đều phải chạy quanh mượn hoặc thuê không gian triển lãm, nhiều khi phải chấp nhận những rắc rối về thủ tục. Nên nhiều khi tranh vẽ xong, việc loay hoay tìm nơi triển lãm đã khiến cho các họa sỹ không có được niềm vui trọn vẹn từ triển lãm, cảm hứng sáng tạo bị tổn thương là điều rất dễ nhận ra. Chưa hết, từ hệ lụy ấy, công chúng không có điều kiện thưởng thức hết các vẻ đẹp mà mỹ thuật đem lại, không có môi trường kinh doanh mỹ thuật chuyên nghiệp, các nhà sưu tập không có điều kiện cần thiết để quan tâm mua tranh… khiến cảm hứng sáng tạo của họa sĩ bị tác động, ức chế…

Huế đang xây dựng trung tâm văn hóa trong nước và khu vực, thật chưa xứng tầm khi thành phố có bề dày, chiều sâu văn hóa như Huế mà lại không có nhà triển lãm. Họa sĩ Nguyễn Thiện Đức, Chủ tịch Hội Mỹ thuật tỉnh đã phát biểu trên nhiều diễn đàn: “Mỹ thuật Huế đang cần sự quan tâm kịp thời của các cấp quản lý để có được một không gian trưng bày triển lãm đúng nghĩa và để tổ chức các sinh hoạt nghệ thuật cần thiết. Hơn bao giờ hết, 130 hội viên Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, trong đó có 48 người là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam đang tha thiết có một không gian chuyên nghiệp để giới thiệu nghệ thuật đến với công chúng…”.

HẠ NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top