ClockChủ Nhật, 18/06/2023 14:42

Nụ cười “Niêm hoa”

TTH - Triển lãm “Niêm hoa” tại Huế đem lại cho người yêu thích nghệ thuật những chiêm nghiệm độc đáo về nghệ thuật và Phật giáo.

Khai mạc triển lãm "Niêm hoa"

leftcenterrightdel
Triển lãm thu hút công chúng yêu nghệ thuật 

Vẽ cũng là thiền

Sau Hà Nội và Hội An, triển lãm nghệ thuật “Niêm hoa” đã đặt chân đến Huế. Chủ đề "Niêm hoa" lấy tên từ tích truyện "Niêm hoa vi tiếu", kể về sự ra đời của thiền trong Phật giáo. Chuyện là, duyên đến, một hôm cụ Thích Ca có buổi thuyết giảng đặc biệt, học trò toàn loại xuất sắc. Cụ bước lên bục, căn phòng hoàn toàn yên tĩnh. Mọi người chờ đợi nhưng mãi mà Thích Ca không nói gì, cụ chỉ rút trong túi ra một bông hoa sen, giơ lên. Cả lớp dõi theo, lặng thinh. Duy chỉ có Ca Diếp mỉm cười. Cách dạy đó gọi là tâm truyền tâm, bất lập văn tự. Đó là giây phút đầu tiên mà thiền ra đời. "Niêm hoa vi tiếu" còn có tên đầy đủ là "Niêm hoa thuấn mục phá nhan vi tiếu", có nghĩa là: Đưa hoa ra, trong chớp mắt thì gương mặt bỗng mỉm cười.

leftcenterrightdel
 Tác phẩm tối giản nhưng đầy sức gợi của họa sĩ Lê Thiết Cương

 Tích của nhà Phật là thế, còn “Niêm hoa” đối với nhóm họa sĩ G39 là những bức vẽ về hoa dựa trên điển tích trên. Họ hiểu và chia sẻ với nhau về đạo Phật thông qua những bức tranh. Mỗi họa sĩ đều có cách suy nghĩ, quan điểm khác nhau nhưng đều hướng chung về Phật tính. Trên hành trình đi tìm mình, nhóm nghệ sĩ đã chiêm nghiệm ra những sự tương đồng trong sáng tạo hội họa với hành thiền. Với họ, nghệ sĩ là kẻ đi tìm chính mình, tìm ra cách biểu đạt riêng, cá tính riêng của bản thân. Như họa sĩ Lê Thiết Cương chia sẻ: “Vẽ cũng là tu tâm tu tính, vẽ cũng là hành thiền”.

Xem những tác phẩm của nhóm họa sĩ G39, dễ dàng nhận ra mỗi người có một lối “niêm hoa”. Cũng là hoa sen nhưng người ưa thích sự tự nhiên, an tĩnh; người lại chọn lối thô mộc, giản dị. Không những sen mà những mai - lan - cúc - trúc, kỳ hoa dị thảo xuất hiện trong những tác phẩm đều mang những nét riêng của mỗi người nghệ sĩ, cùng hiện diện bên nhau như một cuộc đối thoại của những cá tính đa sắc, đa hình và đa diện ẩn dưới cái tinh thân tĩnh lặng của thiền.

“Mona Lisa mỉm cười, Ca Diếp cười mỉm. Mỗi người một ý, dù là cùng nở một nụ cười, cùng ngắm một bông hoa. Hiểu được sự hướng chung về Phật tính của nhóm tác giả G39, tôi không ngần ngại nhận lời chuẩn bị và tổ chức trưng bày 50 tác phẩm đầy nghệ thuật này tại Lan Viên Cố Tích II (đường Bạch Đằng). Tôi mong rằng triển lãm có thể truyền tải đến công chúng những màu sắc về Phật giáo, đặc biệt là khi triển lãm sẽ diễn ra trong dịp đại lễ Phật đản”, GS.TS. Thái Kim Lan bộc bạch.

Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, triển lãm “Niêm hoa” cũng góp phần làm phong phú thêm những hoạt động trong chương trình Huế - Thành phố di sản diễn ra trong thời gian tới.

Thu hút công chúng yêu nghệ thuật

Đến xem triển lãm, không khó để nhận ra nhiều bạn trẻ cũng dành sự quan tâm đến thiền, đến Phật giáo và những tác phẩm nghệ thuật. Phạm Nguyên Sa (sinh viên Trường đại học (ĐH) Nghệ thuật, ĐH Huế) ấn tượng với những bức vẽ hoa với hai gam màu đen, trắng của họa sĩ Lê Thiết Cương. “Mình thích sự đơn giản nên rất bị cuốn hút bởi những nét bút tối giản của tác giả, không miêu tả một loài hoa nào cụ thể mà để cho người xem tự tưởng tượng, để có thể nhìn thấy bất cứ loài hoa nào mà mình muốn. Đây cũng là khi cái đẹp đến từ cảm nhận bên trong của mỗi người”, Nguyên Sa nói.

Phan Thị Ngọc Anh (sinh viên Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế) lại thích thú trước những tác phẩm sơn mài của tác giả Phương Bình với chủ đề người và hoa trò chuyện. Những bông hoa sen cùng những dáng hình khỏa thân, bên nhau, cuốn vào nhau, hóa thân vào nhau, cùng nở, cùng khoe sắc. “Mình cảm thấy ở tác giả có sự phóng khoáng, tự do, với nhiều nét gợi hình. Xem tác phẩm của Phương Bình, mình tâm đắc vì những cánh sen, nụ sen hay đài sen, tùy duyên mà sống, tùy duyên mà vui như thể lan tỏa trong hương thơm phảng phất của sen và người”, Ngọc Anh cho biết.

Nhóm họa sĩ G39 đã thành công tìm mình trong nghệ thuật, thành công trong việc truyền tải những thông điệp hướng Phật, những bông hoa mang nụ cười đến cho công chúng yêu nghệ thuật.

Bài, ảnh: Đăng Trình
ĐÁNH GIÁ
4.7
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trúc chỉ & hành trình lan tỏa

Những ngày qua, triển lãm Trúc chỉ tại Hà Nội được công chúng Thủ đô đón nhận nồng nhiệt. Nhiều người trầm trồ, ngỡ ngàng trước khả năng biểu cảm của một loại hình nghệ thuật được khai sinh từ Huế.

Trúc chỉ  hành trình lan tỏa
54 tác phẩm xuất sắc đoạt Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư

Tối 5/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 - 2023. Đây là một trong những sự kiện ý nghĩa nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2023).

54 tác phẩm xuất sắc đoạt Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư
“Chưa biết nơi đâu là chốn dừng chân”

Gần 5 năm thành lập, nhưng một trong ba không gian thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Huế vẫn “chưa biết nơi đâu là chốn dừng chân”, đó là Không gian trưng bày tác phẩm mỹ thuật. Hàng chục tác phẩm mỹ thuật được sưu tầm với số tiền được chi ra từ ngân sách 2-3 tỷ đồng/năm, chưa kể có rất nhiều tác phẩm được tặng.

“Chưa biết nơi đâu là chốn dừng chân”
Return to top