ClockThứ Bảy, 17/02/2018 12:46

Vẽ Huế

TTH - Joseph Henri Ponchin hay Jos Henri Ponchin (1897-1981) thuộc thế hệ thứ ba của gia tộc Ponchin nổi tiếng ở Pháp, với nhiều họa sĩ họ Ponchin có tài, tác phẩm hiện được lưu giữ ở nhiều bảo tàng tại Pháp và các nước khác.

Evan Lê và “Đêm hành hương” về HuếGóc nhìn mới về HuếVẻ đẹp Huế trong tranh cổ họa sĩ người Pháp Francois de MarliaveHuế - Những góc nhìn khácTrưng bày sách về Huế

Lăng Tự Đức - tranh màu nước của Maurice Mernadeau

1. Năm 2016, khi đến nhà một người bạn định cư ở thành phố St Paul, bang Minnesota (Mỹ), tôi rất bất ngờ khi thấy trên tường nhà anh có một tấm poster in hình ảnh Huế với một thiếu nữ áo dài, nón bài thơ, hậu cảnh là đền đài thành quách Cố đô không lẫn vào đâu được. Xem kỹ, đó là một bức tranh dạng cổ động như cách gọi ngày nay, tác giả là Jos Henri Ponchin và được in tại nhà in Exprême Orient (Viễn Đông) ở Hà Nội năm 1931. Nhưng bạn tôi chắc chắn không phải dân sưu tập đồ cổ như thế. Rồi anh thật thà khai báo: “Ông cứ vào Amazon.com tìm, loại tranh in hình ảnh Việt Nam ngày xa xưa rất nhiều, giá cũng không cao”.

Quả thật, vào trang web Amazon.com, tìm poster in tranh Jos Henri Ponchin mới thấy còn nhiều hình ảnh và danh thắng đất Việt: Hà Nội, đồng bằng Bắc bộ, vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, kênh rạch miền Nam… Chưa hết, tranh cổ động của Jos Henri Ponchin không chỉ được in lại để trang trí nội thất mà còn được in trên nhiều sản phẩm như áo gối, áo pull, túi xách, cả tạp dề của các bà nội trợ và còn trên bao bì cà phê cùng nhiều đồ vật khác - những sản phẩm đó dễ dàng tìm thấy ở Amazon.com hay các cửa hàng Walmart có mặt hầu như khắp nước Mỹ.

Joseph Henri Ponchin hay Jos Henri Ponchin (1897-1981) thuộc thế hệ thứ ba của gia tộc Ponchin nổi tiếng ở Pháp, với nhiều họa sĩ họ Ponchin có tài, tác phẩm hiện được lưu giữ ở nhiều bảo tàng tại Pháp và các nước khác. Vào thế kỷ 19 tại Pháp, họa sĩ Louis Pascal Ponchin (1828 - 1899) bắt đầu tạo dựng truyền thống hội họa của gia đình, trải qua ba thế hệ gần với gần một thế kỷ làm nghệ thuật. Con trai ông là Antoine Marius Simon Ponchin (1872-1933) từng tham gia Triển lãm Thuộc địa tại Marseille năm 1922 rồi đoạt giải thưởng mỹ thuật Đông Dương cùng năm đó nên nhận được một chuyến công tác tại Hà Nội trong hai năm 1922, 1923. Ngày 4/4/2016, trong phiên đấu giá về mỹ thuật Đông Nam Á hiện đại và đương đại của nhà Sotheby’s ở Hong Kong, bức tranh sơn dầu Tiền cảnh Điện Thái Hòa Huế khổ nhỏ (65cm x 54cm) vẽ trên giấy, được Antoine Ponchin sáng tác vào thập niên 1920, có chiếc khung đặc biệt bằng sơn mài cũng được làm vào thời đó, đã được bán với giá gần 10.000 USD.

Riêng Jos Henri Ponchin, sau chuyến đi cùng cha đến Hà Nội, ông sống tại Việt Nam cho đến năm 1931, từng dừng chân tại Sài Gòn và dạy vẽ cho học sinh người Pháp ở một trường trung học. Đặc biệt, ông được đặt hàng vẽ hàng loạt poster nhằm quảng bá ba xứ Đông Dương thuộc Pháp: Việt Nam, Campuchia và Lào. Tranh ông là những mô tả đầy mơ mộng về những vùng đất phương Đông xa xôi, với một bảng màu dịu nhẹ, mờ ảo… Những tranh được in từ thập niên 1930 còn sót lại đã thành của hiếm tại các nhà đấu giá, sau đó được in lại và in trên nhiều sản phẩm như đã nói trên.

Géo Michel vẽ điện Thái Hòa

Huế không chỉ hiện diện trong tác phẩm của hai cha con nhà Ponchin. Thời Pháp thuộc, có rất nhiều họa sĩ Pháp đã đặt chân đến dải đất hình chữ S, đã phải lòng cảnh sắc, cuộc sống và con người ở đây, nhất là François de Marliave, người có lẽ đã vẽ Huế nhiều nhất. Maurice Menardeau (1897-1977) là họa sĩ của hải quân Pháp, ông đến Việt Nam năm 1936 sau một hải trình dài, đã vẽ nhiều tranh về các lăng tẩm, đền miếu và cuộc sống thường ngày ở Huế, trong đó có bức vẽ lăng Tự Đức bằng màu nước rất khoáng đạt. Géo Michel tên thật Michel Georges Dreyfus (1883-1985) còn là nhà báo, nhà văn, dịch giả nổi tiếng, chơi thân với Picasso, Matisse, Soutine và nhiều bậc danh họa khác. Ông cũng đoạt giải mỹ thuật Đông Dương năm 1823 và nhờ đó được sang Đông Dương du lịch. Géo Michel đã vẽ khá nhiều tranh về xứ Huế, trong đó có những bức được đấu giá trong vài năm gần đây, vẽ điện Thái Hòa, lăng Minh Mạng… hay cảnh các quan lại nhà Nguyễn chuẩn bị vào buổi chầu. Cũng qua tác phẩm của Henri Emile Vollet (1861-1945) mà ngày nay ta biết được khung cảnh một trường thi ở Huế. Còn Paul Sarrut (1882-1969) để lại nhiều bức chân dung các nhân vật gắn với lịch sử Việt Nam như Alexandre de Rhodes, Pigneau de Behaine, Francis Garnier và đặc biệt là Phan Thanh Giản, vị đại thần triều Nguyễn.

2.  Do duyên may, tôi vẫn thường ra Huế và được xem tranh của nhiều họa sĩ ở địa phương. Huế có một đời sống mỹ thuật đáng nể với nhiều thế hệ họa sĩ có năng lực, giỏi nghề va say mê sáng tác, nhưng dường như không có nhiều lắm tranh phong cảnh, con người và cuộc sống thường ngày ở Huế qua các triển lãm mà tôi được xem những năm đã qua cũng như gần đây. Tháng 11/2017, được dự triển lãm tác phẩm từ Trại sáng tác mỹ thuật Đà Nẵng, một trong những bức mà tôi rất thích là Vọng của họa sĩ Đặng Mậu Triết, được anh vẽ với cảm hứng từ tranh bát âm thuộc dòng tranh dân gian làng Sình nổi tiếng của xứ Huế.

Từ trại sáng tác “Dấu thời gian” do Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức tháng 5/2013 tại lăng Tự Đức, họa sĩ Võ Xuân Huy đã gửi cho tôi rất nhiều hình ảnh từ trại sáng tác này cùng với một bài viết của anh, sau đó được đăng trên tờ tuần báo mà tôi giúp biên tập trang hội họa. Bài đó được Huy kết như sau: “Trại sáng tác “Dấu thời gian” tuy diễn ra ít ngày nhưng là dịp xới lại phong trào vẽ tranh phong cảnh trong giới họa sĩ xứ Cố đô. Biết đâu trong số họ, từ trại sáng tác này sẽ có người tìm thấy nguồn mạch chính cho sáng tạo của mình. Và quan trọng hơn hết, di sản Huế nói chung và lăng Tự Đức được quảng bá bằng nghệ thuật hội họa. Lâu nay Huế được tôn vinh là “bài thơ đô thị” với những di sản kiến trúc quý giá, thế nhưng chưa có nhiều tranh phong cảnh thực sự tiêu biểu, và chưa thấy họa sĩ xứ Huế nào định danh cùng phong cảnh Huế theo kiểu “phố Phái” của Hà Nội…”.

Bùi Xuân Phái thì quá cỡ rồi, nhưng tiếp nối sự nghiệp của ông có những họa sĩ thủy chung với đề tài Hà Nội. Phạm Luận là một ví dụ điển hình: anh vẽ mãi Hà Nội mà tranh vẫn mê hoặc người xem. Gần đây là Phạm Bình Chương, một tên tuổi còn trẻ của hội họa hiện thực, người chỉ vẽ mỗi đề tài Hà Nội thân thuộc của anh. Những cảnh và người Hà thành trong tranh Phạm Bình Chương luôn để lại trong tôi thật nhiều cảm xúc. Tôi ước được xem thật nhiều tranh vẽ Huế để có được những cảm xúc như thế…

Bài, ảnh: Nguyễn Trọng Chức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top