ClockChủ Nhật, 31/12/2023 12:00

Năm của văn học nghệ thuật Huế

TTH - Trong năm 2023, các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã hoạt động sôi nổi song hành cùng những sự kiện đáng chú ý của văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh nhà.

Tôn vinh 38 văn nghệ sĩ xuất sắc năm 2023Từng bước đổi mới, đột phá hoạt động văn học nghệ thuật của Huế

Họa sĩ Đặng Mậu Tựu và triển lãm “Aotearoa – Một miền mây trắng”

Bùng nổ những trại sáng tác

Tham dự bế mạc trại sáng tác VHNT về chủ đề “phòng, chống tham nhũng”, nhà thơ Văn Công Toàn vui vẻ: “Năm nay, số lượng trại sáng tác tăng lên nên văn nghệ sĩ chúng tôi có thêm nhiều những trải nghiệm, qua đó mà có được nhiều nguồn cảm hứng, nhiều tư liệu để sáng tác nên những tác phẩm hay”.

Trại sáng tác VHNT về chủ đề “phòng, chống tham nhũng” là trại sáng tác thứ 7 và cũng là cuối cùng mà Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh tổ chức trong năm 2023. Quả thực, đây là năm bùng nổ về những trại sáng tác. Từ đầu năm, các văn nghệ sĩ (VNS) đã có mặt trên những cánh đồng trồng bàng, trong các cơ sở doanh nghiệp và các gia đình đang sản xuất các mặt hàng đệm bàng, gia công lưới cước… để chứng kiến không khí lao động sôi nổi của người dân trong việc mưu sinh cũng như việc phát triển kinh tế diễn đang ra ở miền quê xã Phong Bình, huyện Phong Điền trong trại sáng tác “Phong Bình – Miền quê yêu dấu”.

Ngay sau đó, trại sáng tác “Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng” được khai mạc. Hơn 100 tác phẩm đã lấy cảm hứng từ ý chí quyết tâm và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, nhân dân Thừa Thiên Huế trong quá trình đổi mới. Bên cạnh đó lan tỏa việc gìn giữ, phát huy những giá trị di sản, văn hóa, phẩm chất tốt đẹp của con người Thừa Thiên Huế trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Triển lãm ảnh kỷ niệm 78 năm thành lập Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế 

Đề tài về người chiến sĩ Công an cũng được Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh dành sự quan tâm qua trại sáng tác VHNT “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống” lần thứ II. Theo nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, mảng đề tài “người chiến sĩ Công an, vì bình yên cuộc sống” là vô cùng hấp dẫn đối với các VNS: “Khi những câu chuyện có thật được văn chương soi rọi, người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn trước những vấn đề liên quan đến vận mệnh dân tộc, đến sự bình yên đang hiện hữu, thấy rõ sự hy sinh thầm lặng cho dân tộc của người chiến sĩ công an đã không bị bỏ quên”. Gần 140 tác phẩm đã được các VNS hoàn thiện, phản ánh đa diện về hình ảnh sinh động, đầy yêu thương và trách nhiệm của các chiến sĩ Công an Nhân dân Thừa Thiên Huế.

Trại sáng tác VHNT “Bài ca thống nhất non sông” do Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tổ chức tại Huế chuẩn bị cho sự kiện 50 năm thống nhất đất nước. Các tác phẩm ở trại sáng tác lần này chủ yếu về sự hào hùng của chủ đề non sông thống nhất, sự dịu êm của bóng dáng quê hương đi vào tâm thức cội nguồn, lịch sử, văn hóa, phong cảnh tươi đẹp và con người xứ Huế thân thiện.

Cuộc sống và ước mơ của người dân xã Phong Hải, huyện Phong Điền trở thành niềm cảm hứng của trại sáng tác VHNT “Phong Hải miền nhớ”. Nơi đây được xem là một trong những làng biển có lịch sử lâu đời nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, tổ tiên của cư dân được xác nhận là những cư dân Đàng Ngoài theo chân các chúa Nguyễn vào Đàng Trong bằng đường biển rồi định cư ở đó sớm nhất. Các VNS đã bám sát thực tiễn đời sống nhân dân, thông qua 78 tác phẩm của trại sáng tác để quảng bá hình ảnh văn hóa vùng đất, con người, thiên nhiên xã Phong Hải trong quá trình đổi mới, xây dựng quê hương, đất nước.

Tiến trình phát triển của huyện A Lưới nói chung và xã biên giới A Roàng nói riêng đã thu hút nhiều VNS tham gia trại sáng tác VHNT A Roàng. Là một xã biên giới nằm ở phía nam trực thuộc huyện A Lưới, A Roàng là địa bàn sinh sống của bà con dân tộc Tà Ôi, cùng người Cơ Tu và người Kinh. Những trải nghiệm quý báu về chuyến đi trên đường Trường Sơn, về đêm mưa ở rừng, bếp lửa hồng, chum rượu nóng… hay những hoạt động thường nhật của người dân đã được các VNS dùng làm chất liệu cho 65 tác phẩm của trại sáng tác.

Trại sáng tác VHNT về đề tài phòng, chống tham nhũng là trại sáng tác cuối cùng khép lại năm 2023 bùng nổ của VHNT Huế. Đây đồng thời cũng là lần đầu tiên một chủ đề “nhạy cảm” được các văn nghệ sĩ tiếp cận. 53 tác phẩm của trại sáng tác lần này đã phản ánh được sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Nhiều sự kiện nổi bật

VHNT Huế cũng đã trải qua một năm với nhiều những sự kiện nổi bật. Nhiều triển lãm thu hút được sự quan tâm của công chúng yêu nghệ thuật như triển lãm Mỹ thuật khu vực IV Bắc miền Trung lần thứ 28 đã phản ánh được những nét đẹp cuộc sống, sự phát triển về kinh tế - xã hội của quê hương đất nước đang trong thời kỳ đổi mới. Triển lãm “Aotearoa – Một miền mây trắng” của họa sĩ Đặng Mậu Tựu ghi lại khoảng thời gian của họa sĩ ở New Zealand, nhưng đồng thời cũng gửi gắm thông điệp ý nghĩa về quê hương, rằng “dù đi đâu, ở đâu thì quê hương luôn là chốn tươi đẹp nhất mà ta luôn muốn quay về - là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm tốt đẹp nhất trong mỗi cuộc đời chúng ta”.

Năm 2023 cũng chứng kiến Tạp chí Sông Hương kỷ niệm 40 năm xuất bản số đầu tiên. Trong 40 năm qua, Tạp chí Sông Hương đã tạo ra dấu ấn đậm nét trong lòng bạn đọc, thu hút nhiều tác giả trong và ngoài nước, trở thành một trong những tờ tạp chí có uy tín hàng đầu với nội dung, hình thức và chất lượng mang bản sắc riêng. Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế nhận định: “Trải qua 40 năm phát triển, Sông Hương đã hóa thân trở thành một dòng chảy ngập tràn ý biếc giữa chân trời văn chương nghệ thuật”.

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc chia sẻ, trong năm 2024, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh tiếp tục đồng hành cùng các VNS trong nhiều trại sáng tác về VHNT nữa, đồng thời tìm kiếm những nguồn chất liệu, nguồn cảm hứng mới để gia tăng thêm nhiều trải nghiệm của VNS Huế, để có thêm nhiều sáng tác hay, làm giàu cho văn hóa, văn nghệ quê hương.

Bài, ảnh: ĐĂNG TRÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

TIN MỚI

Return to top