ClockThứ Năm, 05/08/2010 10:29

Nếu những cặp vợ chồng sắp tan vỡ được đọc… Thèra

TTH - (Đọc “Thèra” tiểu thuyết của Zeruya Shalev, NXB Phụ Nữ)Tình yêu, hôn nhân, đời sống vợ chồng là đề tài muôn thuở, bao nhiêu người đã viết nhưng theo tôi, chưa mấy ai viết được kỹ càng, tinh tế và phong phú như Shalev, nhà văn Israel. Bà đã được nhận nhiều giải thưởng quốc tế, tác phẩm được dịch ra 21 thứ tiếng trên thế giới. Tiếp theo tiểu thuyết “Vợ chồng” dày trên 500 trang, NXB Phụ nữ và Công ty Bách Việt lại vừa ấn hành Thèra dày trên 700 trang.

Bìa sách không bật nổi, tên sách lại như một sự đánh đố - tưởng là tên nhân vật nhưng hoá ra là tên một đô thị thời cổ đại Hy Lạp đã bị nổ tung - nhưng “Thèra” càng đọc càng hấp dẫn, thú vị nhờ tác giả viết những chuyện đời thường, những trạng thái tâm lý của đời sống vợ chồng muôn thuở mà không hề tầm thường, nhàm chán. Ngược lại, mỗi trang viết của bà sâu sắc và có vẻ đẹp của một tác phẩm điêu khắc công phu, tựa như “những bức tranh tường tuyệt vời” mà người ta phát hiện ở Thèra lúc khảo cổ. Chính tài miêu tả tâm lý và sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả đã làm nên vẻ đẹp đó.

Khác với “Vợ chồng” câu chuyện chỉ xoay quanh hai người và một đứa con, “Thèra” là bi kịch của hai cặp vợ chồng đổ vỡ lại có quan hệ đan chéo với nhau nên không chỉ hấp dẫn hơn nhờ những tình huống bất ngờ, trớ trêu mà do tâm lý diễn biến phong phú, phức tạp hơn nên người đọc có cái thú như của người chờ đợi được khám phá những chân trời mới. Quả là tâm hồn, tâm trạng mỗi con người cũng là “chân trời” vô cùng, luôn biến ảo, không ai lường hết được. Như hai cặp vợ chồng Elle-Amnon và Mikhal-Oded, ai ngờ được Elle trong lúc khủng hoảng vì sắp li dị với chồng là Amnon, được mẹ con Mikhal chia sẻ mọi nỗi buồn vui, nhưng rồi lại yêu chồng Mikhal là bác sĩ tâm lý Oded…
 
Cuộc “chia tay” - dù với bất cứ lý do nào - đối với người phụ nữ là cả mất mát, thiệt thòi, trống vắng và thường để lại những vết thương khó hàn gắn, nhất là khi họ đã có con. Có lẽ nhờ “ưu thế” là một phụ nữ, Shalev đã miêu tả thật sinh động vị trí của đứa con trong gia đình và những biến động tâm-sinh lý của chúng khi bố mẹ chia tay - lúc sống với mẹ, khi sống với bố, hoặc khi buộc phải “sống chung” với con riêng của bố dượng…
 
“…Những âm thanh chúng ta còn thốt ra trong năm đầu tiên đã hoàn toàn biến mất vào năm thứ ba, khi Guili ra đời, hình như thằng bé hút hết mọi từ tốt đẹp của chúng ta, tất cả vốn từ miêu tả niềm vui sướng hay sự thán phục đều chất đống trên cái giường hẹp của nó, còn giường của chúng ta thì mỗi ngày một trống trải hơn, và hàng đàn, hàng lũ những từ ngữ chua cay kéo đến lấp đầy cái khoảng trống ấy …”
 
Elle đã nhớ lại một trong vô số lý do đã khiến vợ chồng xa cách. Nhưng rồi có lúc chị lại ân hận và muốn quay về với người chồng cũ: “…Anh không biết em tiếc đến chừng nào đâu, giờ thì em đã biết mình sai lầm biết chừng nào, em muốn anh quay về, chúng mình lại là một gia đình, anh đã có lý, em không biết quý những gì mình có, em không hiểu những gì mình làm, em xin anh hãy bỏ qua cho em, em bảo đảm là anh sẽ không phải hối tiếc đâu, như vậy sẽ tốt cho cả ba chúng ta, nếu không thì em lại phải trốn con như lúc nãy…”
 
Đó chỉ là hai trạng thái tâm lý của một nhân vật; trong hơn 700 trang sách Thèra, hầu như mở bất kỳ trang nào, người đọc cũng có thể bắt gặp những cảnh đời, những dòng miêu tả tâm lý như thế.
 
“…Có hôm thằng bé đi học về, tự hào giương cao tấm biển màu mà nó tự tay làm để treo lên cửa phòng ngủ của bố mẹ. “Phòng của bố mẹ”, nó viết như vậy… Tôi cố mỉm cười, tấm biển đẹp quá, con trai ạ, vậy thì mẹ treo nó lên đi, mẹ ơi, sao mẹ không treo nó lên, còn tôi, suýt nữa, tôi hỏi lại nó, treo ở đâu hả con, con không thấy là nhà mình làm gì còn phòng nào như thế nữa? Nhưng thay vì thế, tôi cắn môi và treo tấm biển lên cửa phòng, đúng là bịp bợm…”
 
Chỉ một cảnh rất nhỏ, một chi tiết vặt nhưng khiến lòng người day dứt.
 
Nói chuyện ngoài văn chương một chút: Tôi đọc Thèra cuối năm 2009, nhưng không viết vì hình như nhiều độc giả hôm nay chuộng những cuốn sách gây “sốc”, chứ ít quan tâm đến loại tiểu thuyết tâm lý sâu sắc, những mới đây, đọc trên các báo thấy chuyện tan vỡ ly hôn ngày càng nhiều - tôi chợt nghĩ: giả như các “cặp” vợ chồng đã (hoặc sắp tan vỡ) được đọc tiểu thuyết của Shalev thì họ sẽ không vội ly dị hoặc thận trọng hơn khi lựa chọn người bạn đời… 
                                                                       
Nguyễn Khắc Phê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Lắng nghe vườn Huế

“Tôi nghiên cứu nhà vườn như mối liên hệ giữa nghệ thuật với văn hóa Việt Nam, mối liên hệ sâu sắc với mảnh đất và tinh thần Huế. Nét văn hóa ẩn tàng vẫn còn tồn tại trong những giá trị và bản sắc Huế ngày nay”, Giáo sư (GS), kiến trúc sư (KTS) cảnh quan Kimberlee Stryker (Đại học California, Berkeley) đã nói như vậy trong nghiên cứu về vườn Huế: “Listening to the Gardens of Hue, Vietnam”, cách đây 25 năm.

Lắng nghe vườn Huế
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

TIN MỚI

Return to top