ClockThứ Bảy, 18/12/2021 16:58

Phố đêm Hoàng thành trước ngày hoạt động

TTH - Ngày 1/1/2022 tới đây, Phố đêm quanh Hoàng thành Huế sẽ chính thức đi vào hoạt động.

Thêm phố đêm Đoàn Thị Điểm?Thêm phố đi bộ, thêm sản phẩm du lịch

Công nhân đang tiến hành chỉnh trang một số hạng mục quanh phố đêm Hoàng thành trước khi bàn giao đưa vào hoạt động

Bốn trục được quanh Hoàng thành Huế được xem là trục đường tuyệt đẹp đang được gấp rút trang trí, chỉnh trang với một số hạng mục để không gian này trở nên hài hòa, phù hợp với các sự kiện, chương trình phục vụ cho phố đêm.

Những ngày này cuối năm, rất nhiều công nhân tập trung hoàn thiện các công đoạn cuối: làm mới một số không gian, ốp đá ở một số vị trí dọc theo bốn tuyến đường quanh Hoàng thành: Lê Huân, 23 Tháng 8, Đặng Thái Thân và Đoàn Thị Điểm. Dọc theo bốn tuyến đường này cũng được trang trí lồng đèn cạnh hệ thống đèn chiếu sáng, nhấn nhá cho không gian phố đêm trở nên đẹp mắt hơn.

Theo ông Lê Như Chinh, Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế, ngoài các trục đường chính, men theo đó, hệ thống các tuyến đường dạo bộ cạnh bên trong Hoàng thành cũng được ốp thêm đá, tô điểm bằng cách trồng thêm hoa, dọn dẹp sạch sẽ, tươm tấp.

Với hệ thống cây xanh, trong đó có nhiều cây cổ thụ dọc theo các tuyến đường, cùng với đó hệ thống vỉa hè cũng được hạ nền trước đó được đánh giá rất phù hợp với việc hình thành phố đêm. Ngoài các hoạt động vui chơi, giải trí, nơi này cũng được tổ chức nhiều lễ hội liên quan do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đảm nhận.

Người dân sống dọc theo bốn tuyến đường rất vui và hy vọng, phố đêm khi đưa vào hoạt động không chỉ tạo ra sản phẩm du lịch mới cho Huế mà còn mở ra cơ hội kinh doanh, tăng thêm thu nhập. Chị Nhỏ, một người dân kinh doanh cà phê trên đường Lê Huân bảo rằng, sẽ bày bán thêm một số món ăn cũng như hàng lưu niệm để phục vụ du khách đến đây trải nghiệm. “Mong rằng công tác tổ chức bài bản, quảng bá được hình ảnh, thông tin đến với các đoàn khách du lịch trong, ngoài nước ngay khi đi vào hoạt động và mở cửa du lịch trở lại”, chị Nhỏ nói.

Người dân  sống xung quanh đó cũng cho rằng, cần tính toán việc phân luồng cũng như điều chỉnh các phương tiện di chuyển, đi lại một cách hợp lý trong thời gian phố đêm diễn ra. Việc này không chỉ giải tỏa được nỗi lo của người dân sống trong khu vực nội thành, mà còn giúp khách đến vui chơi các thấy yên tâm, thoải mái. “Cần có thông báo cụ thể để điều tiết phương tiện phù hợp, tránh tình trạng ùn ứ, kẹt xe của người dân, đặc biệt là những người sống cạnh bốn tuyến đường nơi có phố đêm hoạt động. Ngoài ra, phải đảm bảo vệ sinh tuyệt đối, vì nơi này còn là di tích”, anh Mai Hiếu – một người dân sống gần đó chia sẻ.

Dự kiến, phố đêm quanh Hoàng thành hoạt động vào thứ sáu và thứ bảy, từ 19h đến 23h. Không dàn trải, trước mắt UBND TP. Huế tổ chức từ cửa Thể Nhơn đến đường 23 Tháng 8 và tuyến đường Lê Huân từ pháo đài Nam Thắng đến đường Yết Kiêu. Có khoảng 28 quầy hàng và 4 khu vực diễn ra các hoạt động văn hóa, trải nghiệm ở công viên dọc theo đường Lê Huân. Trong đó, có nhiều quầy chuyên phục vụ các sản phẩm thủ công truyền thống như hoa giấy Thanh Tiên, nghệ thuật trúc chỉ, tranh làng Sình, pháp lam, các sản phẩm từ sen, gian hàng ẩm thực chè, bánh, trà… Riêng khu vực trình diễn sẽ được tổ chức ở tuyến đường 23 Tháng 8 và Lê Huân, không gian cửa Chương Đức, không gian phía tây Khuyết Đài… sẽ do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đảm nhận.

Trước đó, lãnh đạo UBND TP. Huế đã gặp gỡ, trao đổi với người dân quanh các phường nơi sẽ tổ chức phố đêm để trao đổi về ý nghĩa của việc xây dựng không gian phố đêm. UBND TP. Huế tạo mọi điều kiện để người dân và các hộ kinh doanh lựa chọn phương thức buôn bán trên tuyến phố đêm bằng cách giữ nguyên mô hình, hoặc có thể chuyển đổi sang các mặt hàng truyền thống. Ngoài thiết kế biển hiệu cửa hàng miễn phí, tạo sự đồng bộ, thành phố cũng khuyến khích người dân bố trí hệ thống đèn chiếu sáng phù hợp, điểm giữ xe để phục vụ người dân, du khách.

Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật cho biết, phố đêm Hoàng thành sẽ mang đặc trưng văn hóa, điểm nhấn là nghệ thuật cung đình với các hoạt động mô phỏng lễ hội triều Nguyễn, nghệ thuật dân gian, lễ hội đường phố. Thành phố kỳ vọng phố đêm Hoàng thành sẽ trở thành sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Qua đó, nâng tầm hình ảnh và vị thế của Huế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đặc biệt chú trọng kiểm tra việc chấp hành các quy định, đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ được đặt ra tại hội nghị triển khai hoạt động các trung tâm ngoại ngữ, tin học năm 2025 do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức chiều 20/12.

Tăng cường quản lý đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Return to top