ClockChủ Nhật, 02/02/2014 19:33

Ra Thương Bạc xem bài chòi

TTH.VN - Không cần phải về các làng quê, năm ba ngày Tết, muốn tham gia bài chòi cứ ra công viên Thương Bạc…

Không kể tuổi tác, chẳng phân biệt nam, nữ và quan trọng là không đặt nặng tính ăn thua, bài chòi - trò chơi dân gian thường diễn ra trong những ngày xuân – đã tạo thêm nét sôi động, vui tươi cho người dân thành phố và khách thập phương.

Theo ông Nguyễn Văn Dấu – GĐ Trung tâm TDTT thành phố Huế, thêm sôi động, lôi cuốn người chơi, mấy năm qua, trung tâm đã mời ông Trần Duy Đối và bà Trần Thị Hoa (Cầu Ngói Thanh Toàn) về làm “ông hiệu, bà hiệu” dẫn xướng bài chòi.

Mới nhập cuộc, cả công viên đầy ắp tiếng cười ngả nghiêng bởi  câu hò “đi chợ” dí dỏm của “ông hiệu” Trần Duy Đối:

“Đầu năm đầu tháng ai ráng em chưa

Cho anh ráng cái mì xưa đỡ thèm”…

Khi cả hội bài chòi giảm bớt tràng cười ngả nghiêng, “ông hiệu” tiếp tục

“Đi mô cắp tráp đi hoài
Cử nhân không phải, tú tài cũng không”. Huơ con… Trò
Rồi:
Nửa đêm gà gáy le te
Muốn đi rón rén đụng nghe cái rầm”. Huơ con…Ầm
 
Không chỉ những câu đã thuộc lòng theo "bài bản", đôi lúc để người chơi, người xem bớt nhàm chán, “ông hiệu” cũng phải “tư duy” ra những câu hò khiến người nghe đi từ ngạc nhiên đến… bò lăn ra cười.
 
"Ai làm thượng hạ bất thông
 
Bàng quang bể thủng sớm trông tối ngày. Huơ con… Bí
 
Hay:
 
“Anh thương em không dám vô nhà
 
Anh đi ngang cửa ngõ ai có gà bán không”. Huơ con…Gà
 
Theo “ông hiệu” Trần Duy Dối, những câu hò của bài chòi chủ yếu được truyền khẩu và người hò tự thêm thắt nên đôi lúc những câu hò dí dỏm ngoài thanh vẫn có tục. Dẫu vậy, cái tục - chủ yếu là tếu táo - chẳng quá đà, được người nghe chấp nhận, xem nó là một phần không thể thiếu để làm nên những tràng cười sảng khoái trong mấy ngày xuân.

Một số hình ảnh tại hội bài chòi tổ chức ở công viên Thương Bạc chiều mùng 3 Tết:


Dù trời nắng gắt nhưng hội bài chòi vẫn thu hút đông đảo người chơi

Không kể tuổi tác...


hay giới tính.


Hội bài chòi có sôi nổi hay không tùy thuộc vào những câu hò dí dỏm của "ông hiệu" 


Chăm chú lắng nghe những câu hò của "ông hiệu"


Để rồi khi hiểu ra, người chơi lẫn người xem ngả nghiêng vì cười


Không đặt nặng tính ăn thua vậy nên phần thưởng lớn nhất dành cho người thắng cuộc chính là những trận cười sảng khoái đầu xuân.

Võ Nhân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân (Phú Vang) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế (thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế) phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức.

Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”
Return to top