ClockThứ Bảy, 16/12/2017 06:41

Bản lĩnh văn hóa miền Trung

TTH - (Đọc “Tượng thờ Hindu giáo: Từ đền tháp Chăm đến chùa miếu Việt”)

Ra mắt sách nghiên cứu về tượng thờ Hindu giáo

Suốt một thời kỳ dài, nếu như miền Bắc chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Trung Hoa theo phương thức chinh phục và đồng hóa, thì phần lớn dải đất miền Trung - miền Nam ngày nay lại nằm trong vùng ảnh hưởng Ấn Độ giáo, nhờ vào con đường thương nghiệp và văn hóa. Từ vị trí địa - chính trị - lịch sử đó, Việt Nam chịu sự tác động trực tiếp, tạo nên một quá trình tôi rèn bền bỉ và khôn khéo trong việc tìm ra phương thức bảo vệ và gìn giữ những giá trị bản sắc Việt.

Bao lần dù bị động hay chủ động trước cuộc va chạm thô bạo hay tiếp xúc hòa bình, người Việt đều có thái độ ứng xử uyển chuyển và linh hoạt khi giao tiếp với các nền văn minh, văn hóa khác. Trên con đường đi về phương Nam, tiếp cận với di sản văn hóa Champa, người Việt không bài xích, triệt tiêu mà tìm cách dung nạp, linh hoạt sống chung, chọn lọc để biến dưỡng, tạo ra thành tố mới trong di sản văn hóa của mình, không phân biệt gốc gác dị giáo, hay mang tâm lý kỳ thị.

Đó là nền tảng quan trọng tạo lập nên cốt tính của văn hóa miền Trung nhìn từ làng, xã suốt chiều dài lịch sử. Vấn đề then chốt này đã được Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế xem xét, tiếp cận và giải quyết từng bước qua công trình sách Tượng thờ Hindu giáo: Từ đền tháp Chăm đến chùa miếu Việt (Nguyễn Hữu Thông chủ biên và nhóm tác giả, Huế: NXB Thuận Hóa, 2017).

Điểm cần nhấn mạnh là nết bao dung và nhân văn đáng tự hào trong quá trình người Việt có mặt ở vùng đất phương Nam, trước những tình huống ngặt nghèo nhạy cảm để chọn lựa một thái độ ứng xử đặc trưng với di sản Hindu giáo của người Chăm để đến hôm nay, tất cả đã trở thành tài sản chung của cả cộng đồng quốc gia Việt Nam. Là kết quả gần 10 năm nghiên cứu theo phương thức xã hội hóa, cuốn sách góp thêm tư liệu và góc nhìn về vấn đề tiếp xúc, giao lưu văn hóa Việt - Chăm trong đời sống làng xã miền Trung, qua những dẫn chứng cụ thể, giới thiệu về nghệ thuật tạo hình, giá trị mỹ thuật, tín ngưỡng, sự giao thoa văn hóa Việt - Chăm thông qua việc tiếp nhận các dạng tượng thờ, phù điêu Hindu giáo trong các ngôi chùa, miếu Việt.

Công trình đã đi sâu nghiên cứu hiện tượng thờ các bức tượng Hindu giáo ở các cơ sở tín ngưỡng hiện nay, tập trung vào các nội dung chính yếu như Hiện tượng chuyển hóa và biến dưỡng văn hóa - nhìn từ miền Trung Việt Nam (phần 1), Con đường xuôi Nam của người Việt và Nghệ thuật chinh phục vùng đất mới trên góc độ văn hóa tâm linh (phần 2), Sự tiếp nhận tượng thờ Hindu giáo trong không gian tôn giáo Việt (phần 3), qua cách thức định danh, thiết trí thờ tự, kỹ thuật xử lý, huyền thoại hóa...

Công trình được minh họa bởi nguồn tư liệu sinh động gắn liền quá trình điền dã tận nhiều làng xã từ Quảng Bình đến Quảng Nam, với 222 ảnh chụp các bức tượng, cơ sở tín ngưỡng đền, miếu, chùa, nhà thờ... Tư liệu thuyết minh này được chọn lọc, bố cục có chủ ý, trở thành một phần quan trọng của cuốn sách, với những nhận xét và đánh giá cụ thể, trực tiếp. Quan điểm thống nhất xuyên suốt của nhóm tác giả về quá trình Nam tiến không thuần túy là sự điền thế mà là quá trình xen cư, cộng cư với người bản địa, làm nên bức tranh làng xã miền Trung.

Người Việt khi đến vùng đất mới, đối diện với những hệ tượng thờ của tôn giáo xa lạ, đã tự hóa giải và tôn thờ theo cách của mình. Chính các xu hướng nữ thần hóa, dân gian hóa, chính thống hóa và Phật giáo hóa là phương thức hữu hiệu để từng bước Việt hóa mọi di sản Hindu giáo vốn có nhiều dị biệt, xa lạ trên dải đất miền Trung, xác lập nên những giá trị đặc trưng. Người Việt đi về phương Nam được phác họa sinh động, phong phú và đầy chất sáng tạo, với những cuộc giao tiếp - giao lưu tinh tế, hòa hợp qua những trang viết, hình ảnh đa dạng.

Qua nhiều trang viết và hình ảnh trong sách, cuộc di dân về phương Nam của người Việt hiện ra sống động. Quá trình tiếp nhận, biến đổi và thờ phụng tượng Hindu của người Việt trên vùng đất mới gắn liền khát vọng an bình trước thế lực thần thánh xa lạ, lòng thành tiếp nhận và gắn kết những linh vật ấy vào vị trí chính danh trong hệ thống thờ tự và thần linh Việt. Những điều chỉnh hữu hiệu về mặt tạo hình, thiết trí, tên gọi... đã đưa những Civa, Visnu, Brahma, Uma, Poh Nagar… đi vào thế giới tâm linh Việt, là hóa thân của Quan Thế Âm, Bồ Tát Chuẩn Đề, Bà Dương, Bà Yang…, hoặc trở thành “thần Việt gốc Chăm” (Bà Lồi, Bà Thu Bồn, Thai Dương Phu Nhân, Bố Y Na hay Thiên Y A Na…). Nhờ vậy, các pho tượng Hindu giáo trở thành những linh tượng được chiêm bái và bảo tồn một cách tự nhiên, tự nguyện dưới nhãn quan thuần Việt, không hề thay đổi trong đời sống tinh thần cho đến hôm nay.

Qua nhiều trang viết và hình ảnh trong sách, cuộc di dân về phương Nam của người Việt hiện ra sống động. Quá trình tiếp nhận, biến đổi và thờ phụng tượng Hindu của người Việt trên vùng đất mới gắn liền khát vọng an bình trước thế lực thần thánh xa lạ, lòng thành tiếp nhận và gắn kết những linh vật ấy vào vị trí chính danh trong hệ thống thờ tự và thần linh Việt. Những điều chỉnh hữu hiệu về mặt tạo hình, thiết trí, tên gọi... đã đưa những Civa, Visnu, Brahma, Uma, Poh Nagar… đi vào thế giới tâm linh Việt, là hóa thân của Quan Thế Âm, Bồ Tát Chuẩn Đề, Bà Dương, Bà Yang…, hoặc trở thành “thần Việt gốc Chăm” (Bà Lồi, Bà Thu Bồn, Thai Dương Phu Nhân, Bố Y Na hay Thiên Y A Na…). Nhờ vậy, các pho tượng Hindu giáo trở thành những linh tượng được chiêm bái và bảo tồn một cách tự nhiên, tự nguyện dưới nhãn quan thuần Việt, không hề thay đổi trong đời sống tinh thần cho đến hôm nay.

Minh Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Có đồng thuận, có thành quả

Sự đồng thuận đó, chắc chắn không phải tự dưng mà có, mà là thành quả của sự nỗ lực “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” của những người làm công tác dân vận.

Có đồng thuận, có thành quả
Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 1: Khiêm tốn số lượng, nặng tính hàn lâm

4 năm ra đời, đề án Tủ sách Huế đến nay chỉ có 11 ấn phẩm, một con số rất khiêm tốn. Nhưng buồn hơn khi những ấn phẩm ấy chỉ dừng lại với số lượng in giới hạn và “đeo gông” sách không bán, khiến nhiều người khó tiếp cận. Phía những người thực hiện Tủ sách Huế cho rằng nguyên do dẫn đến điều đó là ngân sách hạn chế, nhưng nhiều ý kiến khác nhận định đó là sự thụt lùi, thậm chí đi ngược lại chủ trương lan tỏa giá trị của Tủ sách Huế cũng như văn hóa đọc trong đời sống hiện nay. Vì thế, cần có giải pháp để tháo gỡ khó khăn mà Tủ sách Huế đang phải đối mặt.

Quảng bá giá trị văn hóa Huế qua Tủ sách Huế, tưởng dễ mà khó - Kỳ 1 Khiêm tốn số lượng, nặng tính hàn lâm
Cai game bằng đọc sách

Chở con gửi thư viện, hoặc nhà sách và dành thời gian đọc sách cùng con là một trong những giải pháp của nhiều phụ huynh trong dịp hè nhằm giúp con "cai nghiện" game, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử.

Cai game bằng đọc sách
Ẩm thực ven đường Huế

“Ẩm thực ven đường Huế” (NXB Phụ nữ Việt Nam) là cuốn sách mới nhất của tác giả Vũ Thế Thành vừa ra mắt độc giả trong tháng 4 vừa qua. Cuốn sách là góc nhìn của một “người khách phương xa đến Huế nhiều lần” và dành tình yêu đặc biệt với Huế, nhất là những món ăn.

Ẩm thực ven đường Huế
Ý tưởng tuyệt vời!

Cách đây mấy năm, nhà báo QH ở Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế (nay là VTV8) đến mua đất, làm nhà và trở thành hàng xóm của tôi. Thỉnh thoảng, thấy bố mẹ vợ anh từ Thanh Hóa vào thăm, mỗi lần như thế, có khi ông bà ở lại đến vài tuần. Bố vợ anh QH tuổi cỡ ngoài 70, ông hay sang tôi hỏi mượn sách về đọc. Đưa cho ông mượn các cuốn sách về Huế, ông rất thích. Mang về đọc rất kỹ và cũng rất nhanh để còn… mượn cuốn khác. Ở trong Nam, tôi có thằng cháu đang học phổ thông cũng vậy, hễ có dịp được ra thăm và ghé nhà tôi chơi là lục lọi, tìm mấy cuốn sách viết về Huế và kiếm một góc ngồi đọc say sưa, mặc ai làm gì thì làm.

Ý tưởng tuyệt vời
Return to top