ClockThứ Sáu, 25/08/2023 16:48

Báo Quyết Chiến & cách lưu giữ độc đáo của Dương Phước Thu

TTH.VN - Cách nay 8 năm, tôi thật sự bất ngờ khi nhận được một món quà tặng từ nhà báo Dương Phước Thu, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế cuốn sách nhan đề “Một số tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Báo Quyết chiến xuất bản ở Huế” do chính anh sưu tầm và chỉnh lý và được Nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành năm 2015.

Báo chí và mạng xã hội trong xây dựng văn hóaGiải Báo chí Hải Triều dưới góc nhìn đa chiều của ban giám khảoGiữ gìn lâu dài thi hài Bác Hồ là nhiệm vụ chính trị đặc biệt, có ý nghĩa vô cùng to lớnBáo chí Huế cần đầu tư và thích ứng với môi trường làm báo hiện đạiBáo chí góp phần định hướng tư tưởng, dẫn dắt dư luận

Tập sách tập hợp một số bài viết trên Báo Quyết Chiến.  

Gọi rằng “bất ngờ” là bởi cách làm sách “hơi bị lạ” của nhà báo Dương Phước Thu khi cuốn sách là tập hợp những 95 bức thư, điện, tin, bài ngắn về Hồ Chủ tịch. giai đoạn cuối tháng 8/1945 đến đầu tháng 9/1945 trên Báo Quyết Chiến. Những tài liệu này ít gặp trong các công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh đã công bố, có những tài liệu chưa được bổ vào CD-Rom ở “Hồ Chí Minh toàn tập” xuất bản năm 2013. Bên cạnh đó là những bài của Quyết Chiến tỏ rõ quan điểm của mình về Nam Bộ và cương quyết ủng hộ những hoạt động của Hồ Chủ tịch và phái đoàn Việt Nam tại Pháp cùng với bài thơ “Hồ Chí Minh” của Tố Hữu tin  trên Báo Quyết Thắng  số 1 ( ra ngày 1/10/1945 tại Huế). Ngoài ra, còn có nhiều trang Báo Quyết Chiến in kèm để dẫn nguồn tư liệu.

Không còn nghi ngờ, trước Cách Mạng Tháng Tám 1945, Huế với vị thế là kinh đô của đất nước là một trong những cái nôi của báo chí yêu nước và cách mạng. Truyền thống đó được kế thừa và phát huy. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945, Việt Minh Thuận Hóa và của tỉnh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên Huế) đã cho xuất bản tại Huế Báo Quyết Chiến. Báo có 2 khổ 25 x 39 cm và 39 cm x 59 cm. Mỗi số thường có 2 trang, số đặc biệt ra 4 đến 6 trang, in typô tại nhà in riêng của báo và nhà in Tiếng Dân. Mỗi tuần ra 6 số, từ thứ hai đến thứ bảy, chủ nhật nghỉ. Giá bán mỗi số 30 xu.

Tòa soạn Báo Quyết Chiến lúc đầu đóng tại số 43 Trần Hưng Đạo. Ra được 8 kỳ, báo chuyển trụ sở sang số 2 Nguyễn Tri Phương. Đầu năm 1946, lại chuyển đến 85 Hàng Bè, nay là đường Huỳnh Thúc Kháng (TP Huế). Điều hành tờ báo là ông Nguyễn Hoàng, bút hiệu Vĩnh Mai, sinh năm 1918, có bằng tú tài nằm 1936 ở Trường trung học Khải Định. Ông tham gia hoạt động cách mạng trong phong trào học sinh, thanh niên dân chủ ở Huế từ năm 1936, vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939; từng bị giặc Pháp bắt vì tội “hoạt động Cộng sản”, đày đi Buôn Ma Thuột năm 1940, sau đó vượt ngục ngục vào tháng 3/1945 về hoạt động ở Tuy Hòa (Phú Yên), sau đó trở về Huế. Ông Nguyễn Hoàng từng có thời gian đảm nhận chức Quyền Bí thư Thị ủy Thuận Hóa (sau là Thành ủy Huế).  

Trang 1 Báo Quyết Chiến số 106, ngày 27/12/1945  

Có thể xem, Quyết Chiến là tờ nhật báo cách mạng đầu tiên xuất bản tại Huế. Báo có nội dung phong phú với nhiều chuyên mục về tin tức, bình luận quốc tế, thế giới ngày nay, thông cáo các văn bản mới của Chính phủ và của Ủy ban Cách mạng lâm thời là Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên và của các tỉnh Trung bộ. Đặc biệt, Quyết Chiến cũng là tờ báo đầu tiên đăng tải nhiều bức thư, sắc lệnh, điện văn của Hồ Chủ tịch; điện, thư và bài viết của đồng bào các nơi gửi tới Người, cũng như thông tin hoạt động hàng ngày của Người và phái bộ Việt Nam trong thời gian hoạt động Pháp, từ đầu tháng 6/1946 đến khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước, được xuất bản tại Huế và miền Trung.

Báo Quyết Chiến ra số đầu tiên vào ngày 28/8/1945 và ngừng xuất bản vào trước ngày Toàn quốc kháng chiến, tính ra được 385 số báo. Nhà báo Dương Phước Thu đã sưu tầm được từ số 1 đến số 324 (ra ngày 29/1/1946). Anh tâm sự, cố gắng tập hợp các tư liệu trên Báo Quyết Chiến thành một tập sách mỏng là mong được góp phần nhỏ bé vào công việc tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng; giai đoạn lịch sử  Việt Nam và Huế từ cuối năm 1945 đến cuối năm 1946 nói chung nhằm góp phần thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt của mọi người. Đảm bảo sự chính xác và khách quan, các tư liệu đều được giới thiệu nguyên văn đã in trên Báo Quyết Chiến. Việc xử lý và điều chỉnh văn bản, những chữ viết tắt cũng được phục hồi nguyên trạng; chú thích những từ “khó hiểu” và những chữ in sai chính tả đều được chỉnh theo chính tả hiện đại  

Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về lịch sử báo chí Thừa Thiên Huế, ngoài Báo Quyết Chiến, nhà báo Dương Phước Thu còn sưu tập được rất nhiều bản báo rất có giá trị. Đáng nói là, gần một thế kỷ đã đi qua nhưng những vấn đề đặt ra trong đó vẫn như còn nguyên giá trị về mặt thời sự. Từ những thông tin trên các trang báo đương thời có thể giúp mọi người hiểu một cách cụ thể và toàn diện muôn mặt cuộc sống và cả mô hình tổ chức cùng kỹ năng làm báo. Được biết, để giúp những ai quan tâm có điều kiện đọc báo, bên cạnh tập sách “Một số tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Báo Quyết chiến xuất bản ở Huế”, nhà báo Dương Phước Thu cũng đã sưu tầm, cho ra mắt các tập sách: Dân (Tuần báo công khai của Xứ ủy Trung kỳ xuất bản tại Huế), Nhành Lúa (Tuần báo của Đảng xuất bản tại Huế), Kinh Tế Tân Văn (Tuần báo của Đảng xuất bản tại Huế).

Bộ ba Báo Dân, Nhành Lúa và Kinh Tế Tân Văn 

Sợ nhất trong các công trình nghiên cứu là tính khách quan và chính xác của các nguồn tư liệu không đảm bảo. Không tiếp cận được nguồn tư liệu gốc, nhiều tác giả đã chọn lựa phương pháp khai thác và trích dẫn lại các nguồn tư liệu từ những công trình nghiên cứu khác. Cha ông ta có câu “tam sao thất bổn”. Cũng chính bởi cách xử lý nguồn tư liệu theo kiểu này trong nhiều trường hợp đã dẫn theo “sai sót dây chuyền”. Trong khi đó, không có điều kiện để tiếp cận hàng trăm số báo Quyết Chiến, chúng ta vẫn có thể yên tâm đọc, tham khảo và sử dụng tư liệu từ cuốn sách “Một số tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Báo Quyết Chiến xuất bản ở Huế”.

Qua “Một số tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Báo Quyết Chiến xuất bản ở Huế” và những tập sách mang tính sưu tầm và tập hợp, càng hiểu và trân quý hơn sự hy sinh thầm lặng của nhà báo Dương Phước Thu.

ĐAN DUY
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cách mạng Tháng Tám 1945 - Biểu tượng sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Tháng Tám 1945, chớp thời cơ “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân ta không phân biệt giàu nghèo, giai tầng, không phân biệt tôn giáo, xu hướng chính trị vùng lên tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa “long trời, lở đất” giành chính quyền trên phạm vi cả nước, mở ra kỷ nguyên cho đất nước.

Cách mạng Tháng Tám 1945 - Biểu tượng sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Dịch bệnh và văn hóa ứng xử

Dịch bệnh là tai ương. Thế nhưng, chuyện về dịch bệnh ở Huế không chỉ có mất mát mà còn bao hàm cả những xử lý khoa học, những ứng xử đậm nét văn hóa và thấm đẫm nhân văn.

Dịch bệnh và văn hóa ứng xử
Khẳng định vai trò của Báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng

Tại hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 80 năm báo Dân của Xứ ủy Trung kỳ ra số đầu tiên tại Huế (6/7/1938 – 6/7/2018) do Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Báo Thừa Thiên Huế tổ chức sáng 6/7, các ý kiến khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của Báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam.

Khẳng định vai trò của Báo Dân trong dòng chảy báo chí cách mạng
Báo Dân với nhà thơ Tố Hữu

Nhớ lại thời tuổi trẻ, nhà thơ Tố Hữu luôn khẳng định một cách chân thực và biết ơn sâu sắc những đồng chí, người thầy, người anh đã từng kèm cặp, bồi dưỡng, rèn luyện mình từ những ngày đầu mới bước chân vào con đường “hoạt động cách mạng, tập tành làm thơ cách mạng”, trong đó có vai trò quan trọng của diễn đàn công luận, Tuần báo Dân - cơ quan ngôn luận công khai của Xứ ủy Trung Kỳ xuất bản tại Huế, nơi mà ông đã công bố những vần thơ cách mạng đầu tiên của đời mình.

Báo Dân với nhà thơ Tố Hữu
Return to top