ClockChủ Nhật, 09/07/2023 10:09

Báo chí và mạng xã hội trong xây dựng văn hóa

Những năm gần đây, các cơ quan báo chí, truyền thông trên cả nước đã đẩy mạnh phổ biến tác phẩm văn học, nghệ thuật bằng nhiều hình thức, có chiều sâu các vấn đề về văn hóa, văn nghệ; phổ biến nhiều tác phẩm có giá trị. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, báo chí vẫn còn một số mặt hạn chế, như: Chưa có nhiều ấn phẩm báo chí chuyên sâu tuyên truyền về văn học nghệ thuật; chưa quan tâm đúng mức đến yêu cầu xây dựng con người, phát triển văn hóa.

Chuyện về những “phóng viên nhỏ” trong trường phổ thôngGiải Báo chí Hải Triều dưới góc nhìn đa chiều của ban giám khảoQuán triệt, triển khai các quy định mới của Ban Bí thư Khóa XIIIBáo chí cần tập trung tuyên truyền những vấn đề trọng tâm, nổi bật của tỉnhSẽ chấn chỉnh “tư nhân hóa báo chí”, “báo hóa” tạp chí

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa. 

Thời gian qua, trong bối cảnh xã hội đang chuyển động mạnh mẽ, đời sống và tâm tư con người trải qua nhiều biến đổi lớn lao, nhưng thực tế hoạt động văn học, nghệ thuật chưa đạt như mong muốn, chưa xuất hiện tác phẩm xuất sắc trực tiếp mổ xẻ, góp phần nêu gương hoặc chặn đứng các hiện tượng xuống cấp của đạo đức xã hội, tham nhũng tràn lan...

Báo chí, xuất bản đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của xã hội qua các thời kỳ, có tác động sâu sắc đến mỗi cá nhân cũng như cộng đồng xã hội. Là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, báo chí, xuất bản đồng thời có mối liên hệ mật thiết với văn hóa, vừa là một bộ phận của văn hóa, vừa là phương tiện truyền tải, phổ biến văn hóa tới công chúng, trong đó có các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Cuối tuần qua, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm "Vai trò của báo chí, xuất bản đối với việc quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh".

Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh báo chí, mạng xã hội cũng là một hình thái, một thành tố của truyền thông đương đại. Mạng xã hội (như: Facebook, YouTube, TikTok…), có thời điểm, có nơi, có vụ việc còn lấn át cả báo chí chính thống. Các nền tảng mạng xã hội thu hút lượng người dùng đông đảo - nhất là giới trẻ - nhiều hơn bất kỳ tờ báo nào. Bởi thế, việc sử dụng mạng xã hội để thúc đẩy những nhận thức chung về văn hóa trong bối cảnh hiện nay là điều tất yếu.

Tuy thế, mạng xã hội cũng có mặt trái. Nội dung, hình ảnh tốt-xấu, thật-giả lẫn lộn, bát nháo trên những trang mạng chỉ với một mục đích "câu" view (lượt xem), "câu" like (lượt thích) bằng mọi giá của không ít người dùng là một thực tế không thể phủ nhận. Có điều, chính một vài "quan điểm cấp tiến" vô tình hay cố ý ủng hộ xu hướng thiếu lành mạnh trên mạng xã hội của một số tờ báo điện tử dành cho giới trẻ mới thật đáng sợ.

Xét về bản chất, đó là sự đấu tranh trực diện về quan điểm trên truyền thông, và kết cục là "ai nắm giữ nhiều độc giả hơn, người đó sẽ thắng". Thực tế này đang đòi hỏi các cơ quan có trách nhiệm phải lưu tâm, nếu không, nguy cơ những tiếng nói phản bác lại các quan điểm lệch lạc trên báo chí chính thống trở nên "quá ít" và "quá cô đơn" sẽ trở thành hiện hữu.

Mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh công bố một kết quả thống kê khiến mọi giới phải suy nghĩ sâu sắc hơn về ảnh hưởng của mạng xã hội: Trong 5 TikToker nổi tiếng (người làm clip nội dung trên mạng xã hội TikTok), có lượt theo dõi nhiều nhất tại thành phố hơn 12 triệu dân này, chỉ trong vòng một tháng, lượt xem là 18 triệu, lượt theo dõi là hơn 60,2 triệu.

Nếu biết tận dụng TikToker để chuyển tải thông tin, cùng quảng bá những giá trị tích cực của văn học nghệ thuật thì sẽ đem lại hiệu quả rất lớn; còn nếu để họ phát triển tự phát theo mục tiêu "thương mại hóa" (càng có nhiều lượt xem, lượt theo dõi TikToker càng có thu nhập cao do các mạng xã hội xuyên biên giới chi trả) thì hệ lụy cũng sẽ rất lớn.

Để xã hội, nhất là giới trẻ biết, yêu và gắn trách nhiệm với đất nước thì không gì bằng giúp họ biết, yêu, hiểu đúng về lịch sử văn hóa của dân tộc, của đất nước Việt Nam. Muốn thế, báo chí, xuất bản, hoạt động văn học nghệ thuật, nhất là của giới văn nghệ sĩ cần tâm huyết cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Theo Nhân Dân điện tử
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 16.12, tại TP. Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa chủ trì hội nghị.

Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024

Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tham mưu cấp ủy xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức và các lĩnh vực tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024
Hơn 50 phóng viên, biên tập viên được tập huấn báo chí số

Ngày 25/11, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề: “Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải Báo chí Quốc gia”.

Hơn 50 phóng viên, biên tập viên được tập huấn báo chí số

TIN MỚI

Return to top