ClockChủ Nhật, 02/07/2023 14:19

Chốn bình yên dưới mái nhà

TTH - Tập sách tranh “Ở một ngôi làng ven biển” là tác phẩm thiếu nhi mới nhất của tác giả người Mỹ gốc Việt Văn Thị Mượn vừa được phát hành tại Việt Nam. Cuốn sách tranh kể về một gia đình nhỏ ở làng chài An Bằng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở đó có người chồng đi biển đánh cá. Người vợ ở nhà chăm sóc con cái và ngày ngày ngóng đợi người thân bình an trở về.

Tác giả, tác phẩm của Huế và viết về Huế Giới thiệu tác phẩm “Ngự chế minh văn cổ khí đồ” của vua Minh MạngRộn ràng hội sách, nhưng quan trọng hơn là đọc thường xuyênKhông dừng lại ở những cuộc thi

leftcenterrightdel
 Sách tranh “Ở một ngôi làng ven biển”

Một câu chuyện với cốt truyện vô cùng đơn giản nhưng sau khi gấp trang sách, trong lòng bạn đọc lưu lại thật nhiều cảm xúc. Chỉ bằng 14 bức tranh và 13 câu văn ngắn gọn, súc tích và giàu nhạc tính, nhưng lại khiến người đọc lạc trong một dòng cảm xúc vô tận. Gia đình, là nơi ấm áp nhất mà mỗi người chúng ta vẫn luôn nhớ về. Và dù chúng ta đang ở đâu, làm gì, thì lòng mình vẫn sẽ luôn hướng về ngôi nhà nhỏ ấm cúng, bởi ở đó luôn có những yêu thương đợi ta về.

Mỗi một bức tranh trong “Ở một ngôi làng ven biển” do họa sĩ April Chu, đang sống tại Bay Area, California thực hiện đều cho thấy sự tinh tế, tỉ mỉ từ màu sắc đến chi tiết, dễ dàng khơi gợi được trí tưởng tưởng trong lòng bạn đọc. Mỗi một bức tranh có khi đẹp như một bài thơ. Trong ngôi nhà nhỏ khi nào bếp lửa cũng đỏ rực. Người vợ chăm con nhỏ và nấu những món ngon. Không gian bình yên có chút vắng lặng và cô đơn khi thiếu vắng bóng dáng người chồng, người cha. Chỉ có chú chó nhỏ chạy quanh nhà và con dế làm bạn cùng em bé. Bức tranh ngoài biển khơi lại đầy sống động. Cảm xúc như bị dồn nén lại, bầu trời âm u, sóng bạc đầu và lốc xoáy, con thuyền chòng chành giữa biển khơi. Giữa sự cuồng nộ của biển khơi là hình ảnh người ngư phủ lặng lẽ chờ bão tan.

Tôi ấn tượng mãi với bức tranh người đàn ông ngồi tĩnh lặng trên thuyền giữa biển rộng mênh khi cơn bão đến. Trong tay ông là cuốn album gia đình. Những hình ảnh người thân như lần lượt kéo về. Sự ấm áp của gia đình, sợi dây kết nối với người thân như đã tiếp thêm cho ông sức mạnh giữa cơn bão tố của biển khơi để vững vàng vượt qua sóng gió.

Tác giả Văn Thị Mượn chia sẻ: “Ở một ngôi làng ven biển” lấy cảm hứng từ cha tôi và làng chài ở An Bằng, miền Trung Việt Nam. Đã từ lâu lắm rồi, tổ tiên ở cả hai đằng nội ngoại sống và theo nghề chài lưới. Thường thì đàn ông ra biển trên những chiếc thuyền nhỏ đánh bắt cá tôm. Khi họ trở về đất liền, vợ và con gái mang cá ra chợ bán”. Văn Thị Mượn cũng chia sẻ, sau khi cả gia đình chị sang định cư tại Mỹ, cha chị vẫn theo nghề cũ, đánh cá và câu tôm. “Cha tôi lênh đênh trên biển, mẹ tôi gồng gánh việc nhà khó nhọc và nuôi dạy chín người con. Cũng như gia đình trong cuốn sách “Ở một ngôi làng ven biển”, người ở nhà thường lo âu không biết cha ở đâu, có bắt được nhiều tôm cá và khi nào cha sẽ về nhà, có mạnh khỏe hay không”, tác giả chia sẻ ở phần cuối trang sách.

Tác giả Văn Thị Mượn sinh ra tại Việt Nam và lớn lên ở Mỹ. Cô đang sống cùng gia đình ở bang California. Tại Việt Nam, cái tên Văn Thị Mượn có thể chưa được nhiều người biết đến, nhưng chị là tác giả sách tranh thiếu nhi rất ăn khách tại Mỹ và gặt hái được rất nhiều giải thưởng, như California book Awards, Margaret Wise Brown Prize, Huffington Post Best Picture Books… Trước tập sách tranh “Ở một ngôi làng ven biển”, Văn Thị Mượn còn có các đầu sách thiếu nhi nổi tiếng đã được xuất bản ở Việt Nam như “Những điều ước”, “Một đã là nhiều” và “Nếu em là đêm”.

Tập sách tranh “Ở ngôi làng ven biển” do NXB Hội Nhà văn và Công ty Crabit kidbooks phát hành được đánh dấu dành cho lứa tuổi lên ba, nhưng trẻ lên 10 hay người lớn chúng ta đều sẽ thấy cuốn hút khi đọc. Và mỗi lứa tuổi, sẽ tìm thấy cho mình sự thú vị riêng từ cuốn sách khi thỏa thích để cho trí tưởng tượng tự do bay xa theo từng bức tranh sinh động.

Có người từng nói rằng, trẻ con không thích đọc sách, bởi vì chưa gặp được một cuốn sách hay. “Ở ngôi làng ven biển” chắc chắn sẽ khiến những bạn nhỏ dù khó tính nhất vẫn phải say mê. Đúng như tờ The New York Times đã nhận xét rằng, “Ở ngôi làng ven biển” là “cuốn sách tranh khiêm tốn nhưng quá đỗi lôi cuốn”.

Bài, ảnh: LÊ HÀ
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng Châu Thu Hà “Nhận mặt thời gian”

Trước “Nhận mặt thời gian”, NXB Thuận Hóa, 2023, Châu Thu Hà đã trình làng 2 tác phẩm “Khúc đêm” (2002) và “Nép về phía anh” (2014). Nữ thi sĩ chủ yếu viết về tình yêu lứa đôi. Thơ tình của chị vừa “dữ dội” vừa “dịu êm”, vừa “ồn ào” vừa “lặng lẽ”. Có điều, khoảng cách thời gian khá dài giữa 3 tập thơ tạo cho mỗi tập có những sắc thái tình cảm riêng. Tập đầu: rụt rè và e ấp; tập thứ hai: mãnh liệt và nồng cháy; tập thứ ba: nhẹ nhàng và sâu lắng.

Cùng Châu Thu Hà “Nhận mặt thời gian”
Ẩm thực ven đường Huế

“Ẩm thực ven đường Huế” (NXB Phụ nữ Việt Nam) là cuốn sách mới nhất của tác giả Vũ Thế Thành vừa ra mắt độc giả trong tháng 4 vừa qua. Cuốn sách là góc nhìn của một “người khách phương xa đến Huế nhiều lần” và dành tình yêu đặc biệt với Huế, nhất là những món ăn.

Ẩm thực ven đường Huế
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
Theo đường xuất bản theo đường văn

Với gần 300 trang sách, tập bút ký “Theo đường xuất bản theo đường văn” (NXB Thuận Hóa, 2023) được tác giả Nguyễn Duy Tờ “nhớ, biết và viết” trong suốt thời gian một năm, kể từ tháng 10/2022 - tháng 10/2023. Cuốn sách ghi lại những kỷ niệm, tình cảm đặc biệt của ông dành cho những con người tài hoa mà nhờ “theo con đường xuất bản nhiều năm”, ông đã có cơ duyên gặp gỡ.

Theo đường xuất bản theo đường văn
Độc đáo “Lục bát món Huế”

Tháng 1 năm 2024, anh Lê Tân - người thực hành văn hóa ẩm thực Huế cho xuất bản một cuốn sách hết sức độc đáo “Lục bát món Huế” do Nxb Hội Nhà văn ấn hành. Sách dày 285 trang, in màu rất đẹp, bìa do họa sĩ Đặng Mậu Tựu trình bày. Đúng như tên gọi, “Lục bát món Huế” gồm 480 cặp (960 câu) lục bát, giới thiệu và dạy các món ăn và gia vị đặc trưng Huế. Mỗi món ăn được giới thiệu, ngoài bài thơ lục bát, còn có hình ảnh minh họa, và ghi rõ tên nghệ nhân trao truyền công thức chế biến. Điều đó cho thấy tác giả hết sức nghiêm túc khi ấn hành cuốn sách ẩm thực độc đáo này.

Độc đáo “Lục bát món Huế”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top