ClockChủ Nhật, 25/11/2018 19:38

Vết sẹo an lành

Làng línhMẹ kếCha & con

1. Marina bước ra khỏi nhà khi trời đã về chiều, mùa này nhiệt độ bên ngoài khá ấm áp, tầm hai mươi lăm độ C. Bà Ama không nói gì trước thái độ của cô con gái, dĩ nhiên, nếu đặt trường hợp bà là cô ấy, ngay tại thời điểm này, bà sẽ hành động như thế thôi.

Bà đứng dựa mình vào kệ bếp, chiếc tạp dề còn đang quấn vào người, bữa tối đang được nấu dở, bà đang chuẩn bị món bánh Crepe của vùng Brittany, nơi bà vừa đến thăm người anh ruột của mình. Brittany là một vùng đất nhỏ biệt lập, được bao quanh bởi những rặng đá xám. Ở đây, chủ yếu người dân kinh doanh khép kín mang tính chất truyền thống gia đình. Anh ruột bà Ama đã chuyển đến đây từ mười mấy năm trước. Món bánh crepe vùng này không làm như cách người ta vẫn làm, ở đây họ sử dụng bột mì đen, rán lên, với vị mặn dân dã, xốp và giòn hơn đã tạo nên sự khác biệt so với loại bánh mềm mượt thường thấy. Bà Ama đã cất công học cách làm loại bánh này chỉ để dành cho cô con gái thưởng thức, nhưng giờ thì sao? Cô ấy đã nổi giận và bỏ đi, chỉ còn mình bà chơi vơi trong căn bếp. Thật đáng buồn hết sức.

Marina là cái tên mà vợ chồng bà đã đặt cho cô con gái bé bỏng ngay từ ngày đầu được bồng nó từ chính tay người mẹ ruột của cô. Bà còn nhớ rất rõ người đàn bà đã sinh con cho mình. Cô ấy tên Nhàn, một phụ nữ sống ở nông thôn miền Trung, Việt Nam. Bà nhớ rất rõ người đàn bà ấy, khuôn mặt vuông vắn, dáng người thô kệch, nhưng những giọt nước mắt khi cô ấy trao vào tay Ama cô con gái vừa tròn hai ngày tuổi của mình mới day dứt làm sao. Người đứng đầu trung tâm cho và nhận con nuôi bảo rằng, cô Nhàn không có chồng, Marina là con ngoài giá thú, do bị cha mẹ mình cấm đoán chuyện yêu đương của cô với một anh chàng thợ xây, cô Nhàn đã lỡ có thai và không đủ điều kiện để nuôi con. Cô ấy đã phải sống lay lắt, dấu diếm, trốn tránh trong suốt quá trình mang thai và chỉ mong sinh đứa bé này ra cho nhanh. Thật may vì ông bà đã nhận nuôi nó. Điều đó như là một ân huệ với cô ấy. Và đây cũng là sự thật mà Ama đã nói với Marina chiều này, khi con bé đang phụ cô chuẩn bị bữa tối.

Mười tuổi. Marina thấy mình khác biệt hoàn toàn với cha mẹ của mình. Những người mà mình đang chung sống, tại phố cảng Marseille xinh đẹp này. Những ngày nhỏ, cô đã nghi ngờ không hiểu tại sao mình lại có mái tóc đen, đôi mắt nâu và làn da màu vàng chẳng giống như những đứa bạn cùng trang lứa, nhưng ông bà Ama chưa thể kể toàn bộ sự thật cho cô. Nói với cô rằng ông bà không có con, và cô chính là con nuôi ư? Không thể. Vì cô còn quá bé bỏng. Họ không thể hình dung được rằng chính những điều khác biệt ấy đã làm cô bé suy nghĩ rất nhiều, nó hầu như lúc nào cũng bắt buộc cô đặt ra cho mình những câu hỏi mà không thể lý giải được.

Mười tám tuổi, bước chân vào giảng đường đại học. Marina như tìm thấy “người thân” của mình. Một cô nàng mũi tẹt, tóc đen, da vàng... Chính cô ấy, là Khuyên, đến từ một đất nước xa xôi có tên Việt Nam.

Những câu hỏi xoay quanh bà Ama chiều hôm nay cũng chỉ xoay quanh Khuyên, rằng Marina thấy mình giống cô ấy, cô ấy đến từ một quốc gia châu Á, chứ không phải như cô, lớn lên giữa châu Âu này. Câu hỏi duy nhất làm bà Ama nhói lòng trước khi Marina bước ra khỏi cánh cửa kia, rằng:  “Có phải mẹ là mẹ ruột của con, có phải nước Pháp là quê hương của con không? Hay còn một nơi khác, nơi mà Khuyên đã đến đây?”.

2. Lang thang qua những con đường, đầu óc Marina như trống rỗng. Chuyện cô là con gái nuôi của ba mẹ cô có gì xấu hổ đâu mà đến hôm nay mẹ cô mới cho cô biết. Mẹ cô e sợ điều gì ư? Rằng cô sẽ không còn yêu gia đình này nữa? Dù với bất cứ lý do gì đi nữa, thì cô cũng không thể chấp nhận được, ít ra là ngay lúc này. Cô có quyền được biết sự thật về chính cuộc đời mình.

Cầm điện thoại, Marina gọi cho Khuyên.

- Cậu có thể đến đây với tớ được không? Tớ không biết mình đang nghĩ gì nữa, tớ chỉ biết tớ cần cậu.

- Ok, cậu đang ở đâu? Tớ sẽ tới ngay.

Giọng Marina buồn thiu.

- Hình như là khu Couse Julien. Tớ đang ở đây. Ngay chỗ những bậc cấp với những bức tường trang trí. Cậu biết chỗ đó chứ? Chỗ hôm trước chúng ta đến cùng Giant ấy.

Khuyên nói trong điện thoại rồi tắt máy.

- Cậu chờ tớ, đừng đi đâu. Tầm hai mươi phút nữa nhé.

Marina ngồi phịch xuống bậc tam cấp, mắt nhìn xung quanh. Khu này nổi tiếng Marseille bởi những cửa hàng, bức tường, quán bar, quán cafe đều toát lên một vẻ gì đó rất nghệ thuật. Người ta cố tình tạo nên một vẻ đẹp riêng, tạo nên cái gọi là nghệ thuật đường phố với những bức vẽ lên tường vô cùng độc đáo. Buổi chiều, rất nhiều người đi dạo, đám trẻ con nô đùa chơi bóng đá. Ánh nắng chiều chiếu xiên xiên đẹp mê hồn, đã sáu giờ tối, mặt trời vẫn còn cao lắm, mùa này, ở Marseille, mặt trời đi ngủ bắt đầu từ hơn chín giờ tối. Sau chín giờ tối, nắng mới chịu tắt hẳn. Khu này, chẳng lạ lùng gì với Marina, bởi cô thường xuyên đến đây, có khi chỉ đến để uống một ly cà phê, ăn miếng bánh. Hay có khi đến để xinh đẹp hẹn hò với một anh chàng nào đấy. Nhưng, hôm nay, tâm trạng cô rối bời, và những bước chân vô định cũng đưa cô đến đây, nó như là một thói quen, hay có khi như là khi ta không còn một nơi nào để đi nữa, ta lại đến những nơi của tiềm thức. Nơi đây, nơi những bậc cấp này, nơi những bức tường rực rỡ màu sắc này, nó đã là một cái gì đó, gắn bó với Marina như là tiềm thức.

Ngày rời Việt Nam, cô chỉ mới là đứa bé đỏ hỏn, chẳng hề biết bất cứ một điều gì, chẳng biết mình là ai. Và giờ, khi mọi thứ được lật mở, cô cũng không biết được rồi cô sẽ như thế nào nữa.

Ngồi thẩn thờ một lúc thì Khuyên đến. Thật sự, ngay từ ngày đầu Khuyên đã nhầm Marina cũng là một du học sinh như cô. Cô còn bắt chuyện với Marina bằng những câu tiếng Việt quen thuộc mà cô ngỡ như Marina sẽ vui mừng chào đón mình như chào đón một người đồng hương trên đất khách. Nhưng, trước sự ngỡ ngàng của Khuyên, Marina chẳng biết một từ tiếng Việt bẻ đôi nào.

- Cậu giống tớ thật đấy, từ màu da, mái tóc, màu mắt... Nhưng cậu khác tớ, vì cậu không nói được ngôn ngữ của dân tộc tớ. Ba mẹ cậu là Việt kiều ư?

Marina ú ớ trước câu hỏi của Khuyên.

- Việt kiều là gì? Ba mẹ tớ gốc Pháp, tớ lớn lên ở đây.

Khuyên kinh ngạc hết sức trước câu trả lời của Marina.

- Không thể nào. Cậu là người gốc châu Á, không hề có chủng người gốc Âu nào có đặc điểm như cậu cả. Hay cậu là con nuôi?

Cái câu “Hay cậu là con nuôi” ấy đã được Marina chứng minh vào cái ngày mà ba mẹ cô ấy đi thăm ông bác ở vùng Brittany cách đây mấy tháng. Marina không thể không tò mò về gốc gác của mình, và cô đã tự đi tìm hiểu sự thật, đống giấy tờ trong ngăn tủ, dưới bàn làm việc của ba cô đã nói lên tất cả, rằng cô chính xác là đứa con nuôi mà ba mẹ cô đã nhận nuôi mười mấy năm trước. Marina đã im lặng. Im lặng một thời gian dài để chờ ba mẹ cô mở lời. Nhưng, có vẻ như ông bà Ama chưa muốn cho cô biết sự thật.

3. Khuyên bước những bước chậm rãi đến bên cạnh Marina, cô ấy ngồi xuống ngay bên cạnh, Marina ngước mắt lên nhìn cô, ánh mắt có chút gì đó thất vọng, có chút gì đó thỏa mãn.

- Mẹ tớ đã xác nhận sự thật rồi cậu ạ. Rằng tớ là con nuôi của ông bà. Rằng mẹ ruột của  tớ là một người Việt Nam, một người giống như cậu.

Khuyên thở dài, nhìn Marina:

- Cậu đã biết điều đó từ lâu rồi. Từ ngày chúng ta vừa gặp nhau. Mẹ cậu, bà Ama ấy, bà ấy chỉ xác nhận lại sự thật thôi, tại sao cậu lại tỏ buồn rầu như thế? Đáng ra cậu phải thấy hạnh phúc, thấy yêu ba mẹ cậu nhiều hơn chứ? Họ đã cho cậu một cuộc sống tốt đẹp, ở một đất nước xinh đẹp bằng tất cả tình yêu thương mà họ có rồi còn gì.

Marina nhìn về phía mặt trời, nơi những tia sáng cuối ngày vẫn tỏa sáng một cách không hối tiếc, ánh mặt trời rạng rỡ làm cho cả khu phố như bừng lên một sức sống mới.

- Ừ, tớ chẳng biết, nhưng tớ vẫn thấy buồn cậu ạ. Chẳng có lý do gì để ba mẹ tớ dấu diếm tớ lâu như thế. Sự thật rành rành trước mắt, tớ khác họ hoàn toàn. Ai nhìn vào cũng thấy sự khác biệt, vậy tại sao, vì cái gì họ lại không chịu xác nhận cơ chứ?

Khuyên xoay người nhìn Marina, cậu ấy nghiêng đầu, mím môi một cách khó hiểu.

- Có lẽ, họ sợ làm cậu tổn thương đó thôi.

Marina và Khuyên chẳng nói thêm một câu nào nữa. Buổi chiều lặng lẽ trôi qua như thế.

4. - Mình đi uống bia đi. Khuyên đứng dậy phá tan bầu không khí im lặng.

- Đứng dậy nào, khu này gần cửa hàng Fietje đấy. Vào đó chúng ta tha hồ uống, có đến hơn hai trăm loại cho cậu lựa chọn cơ mà. Cậu cứ uống đi, tớ sẽ mời.

Marina nhìn Khuyên, cười cười:

- Làm như cậu có nhiều tiền lắm. Du học sinh toàn đi làm thêm, lấy đâu ra tiền mà mời tớ bia.

Khuyên vỗ vào vai Marina cái đét, rồi chỉ tay vào cái túi đang đeo bên hông.

- Tớ vừa nhận lương chiều nay, trước khi đến đây với cậu đấy. Cậu hơi bị coi thường tớ đó nhé, hừ..

Marina đứng dậy, hai người cùng đi về phía cửa hàng bia, họ vừa đi vừa khoác tay nhau như họ là chị em một nhà. Marina thỏ thẻ:

- Cậu còn nhớ cậu từng nói với tớ về cái rốn hôm ở lớp mỹ thuật không? Cậu bảo, đó là vết sẹo đầu đời của mỗi người, nó đi theo ta suốt đời để nhắc ta nhớ người nuôi ta từ trong bào thai, người đã sinh ra ta, đã cho ta một cuộc đời để sống với thế giới này. Tớ đã luôn suy nghĩ về vết sẹo đó.

Khuyên nhìn cô bạn mình rồi mỉm cười:

- Cậu đúng là có dòng máu Việt đang chảy trong người mà, nhưng trước tiên, hãy gọi điện cho mẹ cậu và nói cậu ổn. Tớ nghĩ bà ấy đang rất lo lắng.

Marina lấy điện thoại từ trong túi quần, bấm số bà Ama, rồi đưa lên tai:

- A lô, mẹ ạ. Con xin lỗi vì đã hành động như lúc nãy, nhưng mẹ ơi, dù thế nào đi nữa, con vẫn luôn yêu mẹ.

NAM GIAO

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bạn “nợ đời”

Những cuộc gọi đi không có tín hiệu, mỗi một tiếng “tít” vang lên, trái tim Thư lại nhói lên một khắc. Thư hoảng hốt, rồi tức giận, rồi điên cuồng kiếm tìm sự giúp đỡ, cho đến lúc này thì chỉ muốn ngã khuỵu.

Bạn “nợ đời”
Cây mận đã nở hoa

Cây mận đã nở hoa. Đó là một cây mận cổ thụ, ra những trái mận nhỏ với màu da đỏ rất đẹp. Theo chủ nhà cũ thì cây mận có ở trên mảnh đất này từ khi ông dọn về, xây nhà. Những bông hoa mận có tua với những sợi nhỏ, khi gió lay, chúng bay đi như gieo niềm vui.

Cây mận đã nở hoa
Mở cửa huyền thoại

Chân ướt chân ráo đi dạy, tôi được chia chủ nhiệm lớp 8C cùng cái thông báo “khuyến mãi” năm nay trường sẽ tổ chức hội trại hai ngày hai đêm. Ôi, tôi phát hoảng. Một nàng hậu đậu làm sao lo ăn uống cho gần 40 cái “tàu há mồm”, nhưng chuyện tôi hoang mang hơn là làm cổng và lều trại. Vùng lõm nhỏ bé và hiu hắt này nắng hãi hùng lắm. Bắt đầu từ cuối xuân, cái nóng ở đây chắc chỉ em em Hỏa Diệm Sơn chút thôi.

Mở cửa huyền thoại
Chị Phấn

Phòng nữ 101 của Trường cao đẳng Sư phạm “biên chế” sáu tiểu thư - sáu đứa nhưng lại đến từ sáu lớp. “Trưởng phòng” là chị Phấn.

Chị Phấn
Giả vờ

Từng cơn nắng cứ đổ ập xuống một cách mạnh mẽ, như cách mà chúng cậy mình trở thành nữ hoàng của mùa hè. Không ai có thể ngăn cản được sự sục sôi, không đến mức làm cho cây cối trở nên cháy trụi nhưng đủ để khiến sự oi bức lên đến cực điểm. Khắp nơi mà ngay cả trên bản tin thời sự cũng đưa tin về cái sự nắng ngợp trời này, khi đó, ba đi làm. Cơn nắng không quên ba, nó táp từng cơn vào gương mặt ba bỏng rát, mẹ với lấy cái bịt mặt đưa cho ba:

Giả vờ

TIN MỚI

Return to top