ClockThứ Tư, 15/12/2010 19:12

Tản mạn mưa Huế

TTH - Những cơn mưa dai dẳng qua đi đã để lại trong lòng người biết bao cảm xúc. Kẻ tha phương thì nhớ, người trụ lại thì thương. Những buổi sáng mưa tôi cùng anh Nguyễn Hữu Châu Phan thường ngồi uống café ở Làng nghề Huế - trung tâm trưng bày thủ công mỹ nghệ Huế với biết bao kỷ niệm một thời tràn về. Nhìn mưa rơi trên sông Hương với biết bao tình cảm mến thương nghĩ về Huế hôm qua, hôm nay và mãi mãi.

Có thể bắt đầu từ cà phê Phương Nam trong lòng Làng nghề Huế, nơi mà những cô nhân viên xinh xắn đang đến từng khách hàng đưa phiếu thăm dò về sự phục vụ. Ai cũng vui, nhiều người ghi vào phiếu thăm dò đùa như thật “café đắt quá”. Anh bạn Châu Phan của tôi thì cho rằng: Anh đã đi nhiều nhưng đây là quán cafe đẹp nhất nước, một quán đẹp như thế này thì ở TP Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội 1 ly cafe phải giá gấp 5, 7 lần ở đây. Quả thật cafe Phương Nam là một địa điểm đẹp, và cái đẹp đầu tiên là ở tầm nhìn, trước mắt là sông Hương, mặt sau là đường Lê Lợi. Một người bạn thân thiết với những người phụ trách Phương Nam khi được trao đổi thì cho rằng: Đắt nhưng lỗ, còn lâu mới lại vốn. Cũng tại cafe Phương Nam tôi gặp người bạn thân thời học ở trung học, người hiện đang đầu tư quầy rượu dưới tầng hầm ở đây. Anh dẫn tôi xuống tầng hầm với việc triển khai đầu tư khá sôi động, anh cho biết: để đưa tầng hầm vào hoạt động anh đang đầu tư vào đây trên 7 tỷ đồng. Theo anh, một địa điểm đẹp như thế này phải làm cho nó thật trang trọng, phải làm để cho người ta khỏi coi thường.


Một ngày Huế mưa - ảnh minh họa
Mưa rơi trên sông làm cho Huế thêm mờ ảo, gợi cho chúng ta biết bao điều ngghĩ ngợi; dấy lên trong lòng bao trăn trở khi nghĩ về thành phố Huế 10 năm, 20 năm, thậm chí 50 năm sau…như thế nào? Nhìn những biển quảng cáo từ cầu Trường Tiền về chợ Đông Ba, Chi Lăng…nhiều người không khỏi lo lắng, thử hỏi đây là thành phố di sản hay một khu công nghiệp. Trong tâm tư người dân Huế bờ bắc sông Hương màu xanh là màu chủ đạo, nét cổ kính phải chìm trong rêu phong vì sự trang trọng. Đã sống hơn nửa đời người ở Huế, nhiều người bạn đã lần lượt ra đi, có người mong ước lần tiễn biệt phải được dạo trên đường Lê Lợi để đi vào cõi vĩnh hằng, điều đáng buồn nét thơ mộng của con đường đang giảm dần bởi sự nhếch nhác từ bến Toà Khâm về Đập Đá. Ôi! Cái rẻ tiền, cái hối hả như vết dầu loang đang tiệm tiến dần gậm nhấm Huế.
Trên quán cafe Phương Nam nhìn mưa rơi bên cạnh cái thú vị là nỗi lo toan. Có mưa là có lụt. Có mưa là cứ lo ngay ngáy vào xả lũ. Rừng thì cũng đã phá; Đập thì cũng đã ngăn, con người đang phải trả giá với những gì ứng xử với thiên nhiên và con nguời cũng đã bắt đầu hết goà thét, nhỏ nhẹ hơn khi bắt buộc thiên nhiên phải quy phục. Nhìn con nước lên trên sông Hương trong mỗi một chúng ta lại gợi lên xả lũ. Theo báo cáo, năm nay các công trình thuỷ điện đã góp phần cắt lũ ở Huế. Mừng thì vậy, nhưng trong mỗi chúng ta mơ hồ về các phương án này. Bởi vì năm nay Thừa Thiên Huế không có lụt lớn ; nhưng nếu lụt lớn kéo dài thì như thế nào, khi đập bị đe doạ thì sao? Sự an toàn của người dân vùng thấp trong mùa bão lụt là rất mong manh.
Nhâm nhi tách cafe ở Phương Nam, nhìn nước lên trên sông Hương trong đầu mỗi một chúng tôi đều gợi lên suy nghĩ. Lũ thì chắc chắn phải xả, nhưng xả lũ như thế nào để hạn chế nước dâng và nghĩ cho cùng chỉ còn một cách, và cách này chưa thấy địa phương nào, phương án xả lũ nào đề cập. Đó là nạo vét lòng sông, khơi thông dòng chảy. Nhu cầu về điện đối với đất nước là rất lớn, đầu tư về thuỷ điện lãi to, đó là điều ai cũng rõ, nhưng làm thủy điện phải có trách nhiệm với hạ nguồn. Phải chăng đây là bài toán cốt tử của thuỷ điện, xả lũ...?
Hải Lê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”

Chiều ngày 7/5, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios liên quan đến dự án phim điện ảnh về hoàng hậu Nam Phương. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với đoàn làm phim “Hoàng hậu cuối cùng”
Trong nỗi hoài vọng cố hương

Nhà thơ Triệu Nguyên Phong quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, nhưng ông sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên Huế. Ông cũng là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế. Cuối năm 2023, nhà thơ Triệu Nguyên Phong vừa ra mắt độc giả tập thơ thứ bảy của mình “Theo bóng ta về”, do NXB Thuận Hóa ấn hành. Các tập thơ trước đó gồm: “Say đắng” (2005), Nắng và mưa (2006), Ta và bóng (2009), Rơm rạ chiều quê (2011), Ngược dòng trăng (2013), Ta tìm ta giữa đời (2017).

Trong nỗi hoài vọng cố hương
“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top