ClockThứ Sáu, 12/04/2019 05:45
Xung quanh hạng mục tu bổ, tôn tạo kè Hộ Thành Hào, ông Phan Văn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế:

“Chúng tôi thừa nhận là đã sơ suất trong quá trình thi công”

TTH - Ý kiến trên được ông Phan Văn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nhấn mạnh trong buổi trao đổi nhanh với phóng viên báo chí về hạng mục “Tu bổ, tôn tạo hệ thống kè hộ thành hào mặt Nam Kinh thành Huế” đang được dư luận quan tâm trong quá trình thi công.

Khởi công tu bổ, phục hồi điện Kiến TrungCơ hội quảng bá di sản văn hóa HuếDành những gì tốt đẹp nhất cho bà con vùng di dời Kinh thành Huế

Một đoạn bờ kè sau khi được tu bổ

“Tu bổ, tôn tạo hệ thống kè Hộ Thành Hào mặt Nam Kinh thành Huế” là một hạng mục thuộc dự án “Bảo tồn, tu bổ, tôn tạo Kinh thành Huế”. Công trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư, Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung tư vấn lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công. Hạng mục có tổng chiều dài hơn 2,2km.

Theo hiện trạng công trình, trừ phần kè của dự án cũ đã tu bổ thuộc dự án quảng trường Ngọ Môn, còn lại toàn bộ kè đá xếp bị sạt lở, hư hỏng 80%. Tường kè mặt ngoài hư hỏng hơn 90%, kè bị biến dạng.

Theo ông Phan Văn Tuấn, một trong những mục tiêu trọng yếu được xác định khi thực hiện hạng mục nói trên là để bảo tồn phần tường thành của Kinh thành Huế. Hiện nay, một số đoạn tường thành phía ngoài của Kinh thành Huế bị xé, kéo gãy mà nguyên nhân chính là do bờ kè dưới chân chạy dọc Hộ Thành Hào bị sụt lún. Chỉ riêng mặt Nam (từ Đông Thái Đài đến Nam Minh Đài) có khoảng 12 vị trí bị đứt gãy. Nếu không có giải pháp gia cố, tu bổ bờ kè thì khó bảo vệ được kinh thành. Việc thi công hạng mục này được thực hiện các giải pháp: Đầu tư bảo tồn nguyên trạng những đoạn kè còn tốt; hạ giải, tu bổ và phục hồi những đoạn hư hỏng nặng; gia cố, tu bổ những đoạn kè hư hỏng vừa và nhỏ. 

“Trong quá trình thi công vừa qua, sau khi khảo sát, xác định chất lượng kè Hộ Thành Hào đoạn từ cửa Quảng Đức đến Nam Minh Đài hư hỏng nghiêm trọng, không còn đoạn nào có thể giữ nguyên trạng. Giải pháp tu bổ thiết kế thực hiện là hạ giải, tháo dỡ toàn bộ để làm lại, đảm bảo kè có tính ổn định và bền vững. Toàn bộ kích thước hình học, kiến trúc, diện mạo được đảm bảo như kè gốc và tận dụng tối đa vật liệu tháo ra để tái sử dụng. Việc thi công đảm bảo tuân thủ đúng hồ sơ thiết kế, bản vẽ, nhưng chúng tôi thừa nhận là đã sơ suất trong quá trình thi công”, ông Phan Văn Tuấn nói.

Cận cảnh đoạn bờ kè hư hỏng khiến tường Kinh thành bị đứt gãy

Phần việc sơ suất ở chỗ, theo giải pháp chỉ đạo, sau khi tháo dỡ, chọn lựa những viên đá còn có thể tái sử dụng, phần còn lại nằm dưới lòng hào, cách bờ trên 3m thì mới bắt đầu can thiệp bằng máy móc theo quy trình và định mức cho phép. Nhưng trong quá trình thi công, yêu cầu đó chưa được thực hiện một cách triệt để, tạo phản ứng trong dư luận.

“Chúng tôi sẽ tiếp thu những ý kiến của dư luận, báo chí phản ảnh để tiếp tục điều chỉnh và áp dụng cho các gói còn lại trong dự án. Trong tổng chiều dài khoảng 11 km Hộ Thành Hào dọc theo chân Kinh thành Huế, chúng tôi đảm bảo giữ lại những đoạn kè chất lượng còn tốt trong quá trình tu bổ để bảo tồn yếu tố gốc của di tích”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức

Dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lăng vua Tự Đức”, gồm điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Ôn Khiêm Đường, la thành, cổng, bình phong đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế triển khai.

Tôn trọng yếu tố gốc trong trùng tu di tích lăng Tự Đức
Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục

Thông tin trên được Văn phòng UBND huyện Phong Điền cho biết vào ngày 7/11, khi lãnh đạo huyện vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư. Kinh phí đầu tư dự án (DA) này là 1,695 triệu đồng, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và nguồn huy động khác.

Gần 1,7 tỷ đồng nâng cấp nhà bia di tích lịch sử Dốc Ba Trục

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top