ClockThứ Tư, 06/12/2023 19:27

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tiếp nhận gần 80 tư liệu, hiện vật

TTH.VN - Các tư liệu, hiện vật được hiến tặng là những di sản văn hóa gắn liền với vùng đất, con người, đời sống văn hoá, thời kỳ kháng chiến chống quân xâm lược và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của quân và dân Thừa Thiên Huế.

Những tấm lòng hiến tặng hiện vậtTiếp nhận tư liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh Hiện vật & nỗi lo bảo quản

Ông Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế (trái) tiếp nhận hiện vật từ một các nhân trao tặng 

Chiều 6/11, tại hội trường Sở Văn hóa và Thể thao, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ trao tặng và tiếp nhận tư liệu, hiện vật năm 2023.

Theo đó, có 6 cá nhân, nhà sưu tập, cán bộ hưu trí ở địa bàn trong và ngoài tỉnh hiến tặng gần 80 tư liệu, hiện vật quý cho Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế. Các tư liệu, hiện vật được sắp xếp thành các nhóm chính như nhóm hiện vật thời tiền sử, nhóm hiện vật dân gian, nhóm hiện vật thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nhóm hiện vật thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ và thời kỳ xây dựng, bảo về Tổ quốc…

Đáng chú ý trong số đó, có khuyên tai hai đầu thú. Hiện vật này được các chuyên gia Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đánh giá là trang sức của người cổ thuộc nền văn hoá Sa Huỳnh. Đầu thú được tạo tác tinh xảo với hai sừng cong vút cao, mắt hình lá, thân khuyên dày dặn, chính tâm có mấu cao hình tam giác, lỗ khuyên tròn, khoan hai đầu tách lõi rất tinh xảo và hiếm có vào thời kỳ này nói chung và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Hay như hiện vật ngạch cửa bằng đá, được làm từ chất liệu đá mài - loại đá mới, đá Việt - một loại đá tự nhiên, có niên đại vào khoảng thế kỷ XIX-XX. Theo quan niệm phong thủy của người xưa, chiếc ngạch cửa này có vai trò rất quan trọng, có tác dụng ngăn chặn cũng như làm giảm tốc độ các luồng khí xấu, các loại côn trùng, bọ sát... xâm nhập vào trong nhà.

 Tặng bằng khen, giấy khen của Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho các cá nhân có thành tích hiến tặng tư liệu, hiện vật

Theo ông Nguyễn Đức Lộc, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, sau khi tiếp nhận tài liệu, hiện vật, đơn vị sẽ có trách nhiệm thực hiện đúng cam kết gìn giữ, quản lý, bảo quản, đồng thời có phương án trưng bày các hiện vật đã và đang được hiến tặng một cách khoa học và hợp lý trong thời gian sắp đến.

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đã tặng bằng khen và giấy khen cho các cá nhân có thành tích hiến tặng tư liệu, hiện vật.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chuyển hàng ngàn hiện vật về nơi mới

Hàng chục ngàn hiện vật với rất nhiều chất liệu, kích thước thuộc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đang được đóng gói một cách cẩn thận chuẩn bị cho việc dời về địa chỉ mới ở số 268 Điện Biên Phủ, TP. Huế.

Di chuyển hàng ngàn hiện vật về nơi mới
Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

“Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam” là nội dung trưng bày chuyên đề do Bảo tàng Lịch sử phối hợp với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Phòng giáo dục - Đào tạo huyện Quảng Điền tổ chức tại Trường THCS Ngô Thế Lân sáng 14/3.

Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Cần Chánh một thuở

Điện Cần Chánh được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804). Đây là ngôi điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm Thành, nhưng đã bị cháy năm 1947.

Cần Chánh một thuở
Hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Phó Giám đốc Bảo Tàng Cổ vật Cung đình Huế Trương Quý Mẫn thông tin, đơn vị vừa tiếp nhận hiện vật hiến tặng cho Bảo tàng, bao gồm: Tập thơ Thánh chế thi nhị tập (quyển 8, quyển 10) và Thánh chế thi tứ tập (quyển 4) của Hoàng đế Minh Mệnh (1791- 1841).

Hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

TIN MỚI

Return to top