ClockThứ Bảy, 21/01/2023 20:32

Đón giao thừa trên sân khấu

TTH.VN - Khi mọi người nghỉ ngơi đón tết thì các nghệ sĩ trẻ vẫn ngày đêm tập luyện, biểu diễn để mang không khí rộn ràng của mùa xuân đến với mọi người.

Đội ngũ nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ chung tay xây dựng tỉnh nhàGiọng bass số một Việt Nam bất ngờ hát nhạc tìnhKể câu chuyện mùa thu bằng âm nhạcNhững bài hát khó phaiKhi giới trẻ hóa thân thành... ca sĩ

Ca sĩ Huy Thành trong một chương trình biểu diễn. Ảnh: NVCC

Kín lịch 

Đêm 30 Tết, ca sĩ Huy Thành tất bật với các show diễn chào đón năm mới. Bắt đầu bằng chương trình nghệ thuật chào năm mới ở thị xã Hương Trà, Thành sang diễn ở thị xã Hương Thủy và kết thúc ở chương trình đón giao thừa tại huyện Phú Lộc. Các địa điểm biểu diễn cách xa nhau nên Thành di chuyển khá vất vả. Phải đến hơn 1h sáng mùng 1 Tết, anh mới về tới nhà.

Biểu diễn ở ba điểm với các bài hát khác nhau, Huy Thành vừa di chuyển, vừa thay đổi trang phục, phong cách biểu diễn cho phù hợp. “Đêm nay, tôi hát ở Hương Trà ca khúc “Xuân quê hương”, sang Hương Thủy hát ca khúc nhạc trẻ và ở Phú Lộc lại hát cùng ban nhạc. Mỗi chương trình, tôi biểu diễn một bài hát mang phong cách khác nhau, nơi trẻ trung, sôi động, nơi trữ tình, sâu lắng nên phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ trang phục đến phong cách biểu diễn”, ca sĩ Huy Thành kể.

Chương trình biểu diễn đêm 30 Tết chưa phải là chương trình cuối của Huy Thành. Anh kín lịch biểu diễn đến mùng 4 Tết. Suốt tháng Chạp, ngoài công việc chính của một cán bộ ngành thuế, Huy Thành luôn bận rộn với việc tập luyện bài mới và biểu diễn. Hầu như đêm nào cũng đến 12h khuya, Thành mới về đến nhà.

Là một ca sĩ đang “hot” ở TP. Huế, lịch biểu diễn của ca sĩ Trang Juli cũng kín mít từ tháng 12 cho đến xuyên tết. Ngoài những chương trình nghệ thuật của thành phố, Trang tham gia hát tại các gala dinner, tiệc cuối năm của các công ty. Đêm 30 Tết, Trang diễn ở chương trình nghệ thuật đón năm mới tại Quảng trường Ngọ Môn và thị xã Hương Thủy.

Theo các nghệ sĩ trẻ, dịp cận tết là thời điểm họ bận rộn nhất trong năm khi có nhiều chương trình nghệ thuật, sự kiện được tổ chức. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm các công ty, doanh nghiệp tổ chức các gala, chương trình vinh danh, tri ân khách hàng, tiệc cuối năm. Mấy năm trước, do dịch COVID-19, hầu hết các sự kiện phải dừng nên khi tổ chức trở lại, tâm lý các doanh nghiệp cũng đầu tư nhiều hơn, mời các MC, nghệ sĩ hàng đầu của Huế tham gia.

Với ca sĩ Trang Juli, được đứng trên sân khấu biểu diễn là niềm vui và vinh dự. Ảnh: NVCC

MC Trần Thịnh cho hay: “Từ đầu tháng 12, guồng xoay công việc tết của nghệ sĩ bắt đầu. Giai đoạn cuối năm, khối lượng công việc gấp 5-6 lần bình thường, nhất là với những nghệ sĩ thuộc tốp đầu”.   

Tết có nhiều sự kiện nên lịch làm việc của nghệ sĩ cũng dày đặc. Ca sĩ Huy Thành cho biết, mấy hôm nay, anh phải đi diễn liên tục, mỗi ngày 2-3 show. Tối đi biểu diễn, ban ngày anh tranh thủ tập bài mới, ráp nhạc, tập vũ đạo với các nhóm nhảy để phục vụ khán giả tốt hơn. Khó khăn nhất với nghệ sĩ những ngày cận tết là bị trùng lịch, chồng lịch và có nhiều bài mới cần luyện tập cùng một lúc.

Bận rộn đến mức không có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống cũng qua quýt nhưng với nghệ sĩ, được đứng trên sân khấu biểu diễn là hạnh phúc. Ca sĩ Trang Juli chia sẻ: “Luôn được xuất hiện ở những chương trình nghệ thuật quan trọng ở Huế, em cảm thấy rất vinh dự và luôn cháy hết mình trên sân khấu. Vì vậy, dù bận rộn đến mấy cũng không thấy mệt”.  

Chạnh lòng vào thời khắc giao thừa

Sau những giờ phút cháy hết mình trên sân khấu, việc kín lịch biểu diễn những ngày cuối năm cũng mang đến cho nghệ sĩ trẻ không ít tâm tư, nhất là làm sao cân đối thời gian làm việc với thời gian dành cho gia đình. Việc chuẩn bị tết đành nhờ vào người thân trong gia đình.

Cận Tết và cả trong đêm giao thừa, nhiều người vẫn phải lao vào công việc, cống hiến cho khán giả những chương trình nghệ thuật mãn nhãn, mang không khí vui tươi của mùa xuân đến cho mọi nhà. Họ không thể dành thời gian đêm 30 Tết cho gia đình, người thân. Một nghệ sĩ trẻ chia sẻ, mặc dù có thù lao nhưng vào thời khắc giao thừa, giá trị vật chất trở nên không quan trọng, sự cống hiến, hy sinh nhiều hơn.

Niềm vui của nghệ sĩ trẻ là được mang không khí rộn ràng của mùa xuân đến với mọi người. Ảnh: NVCC

MC Trần Thịnh bộc bạch: “Làm nghề này khó mà cân bằng giữa thời gian dành cho cá nhân, gia đình và công việc. Thời gian người ta đi làm thì nghệ sĩ nghỉ và lúc người ta về nhà, mình lại đi làm. Đặc biệt là những ngày cận tết, khi người ta đi chơi, quây quần bên gia đình thì nghệ sĩ lại bận làm việc, phục vụ mọi người”.

Sau 13 năm làm nghề MC, cũng là 13 năm Trần Thịnh không được đón tết trọn vẹn bên gia đình. Năm nay, anh quyết định ngưng nhận show từ ngày 27 đến mùng 4 Tết để có thời gian trọn vẹn dành cho gia đình. Với nghệ sĩ, sân khấu là thánh đường nên khi từ chối show diễn, anh rất đắn đo.

Thịnh tâm sự: “Sau dịch COVID-19, tôi nhận ra, cuối cùng gia đình là quan trọng nhất nên muốn bù đắp cho gia đình sau quãng thời gian làm nghề. Từ trước đến giờ, những dịp lễ tết quan trọng, tôi hầu như vắng nhà. Năm nay, tôi muốn được có một giao thừa trọn vẹn với gia đình sau hơn 10 năm đón giao thừa trên sân khấu”.

Sau ánh đèn sân khấu, nghệ sĩ cũng chạnh lòng vào thời khắc chuyển giao năm mới. “10 năm rồi, tôi đón giao thừa trên sân khấu. Về công việc, tôi rất vui vì được khán giả yêu mến nhưng cũng buồn vì nhiều năm rồi không được quây quần cùng gia đình đón giao thừa. Khi về nhà giữa đường vắng lặng, nhìn người ta đốt vàng mã mà nao lòng”, ca sĩ Huy Thành chia sẻ.

MC Trần Thịnh kể: “Tôi đã từng trải qua nhiều đêm 30 Tết ngồi dưới sân khấu ăn vội ổ bánh mì trong lúc chờ lên sân khấu, gọi video về cho gia đình khi còn vài phút nữa là đến thời khắc giao thừa, cũng có chút chạnh lòng. Đáng ra, mình có thể ở nhà ăn bánh chưng với cả nhà, chuẩn bị mâm cúng giao thừa chứ không phải mặc bộ đồ lộng lẫy dưới ánh đèn”.

Với những nghệ sĩ xa quê, sự trống vắng, chông chênh càng khiến họ thấy nhớ nhà vào thời khắc giao thừa. Khi ánh đèn sân khấu tắt, khán giả ai về nhà nấy, họ lại trở về phòng trọ trong sự cô độc. Tuy vậy, được biểu diễn, cống hiến cho khán giả những tiết mục hay, mang đến không khí rộn ràng của mùa xuân qua những ca khúc vui tươi là niềm hạnh phúc của đời nghệ sĩ.

MINH HIỀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguyen Van He’s Art Barracks – nơi tác phẩm được tạo bởi tàn tích chiến tranh

Nguyen Van He’s Art Barracks vừa là không gian sáng tác, vừa là tổ ấm của gia đình nghệ sĩ sinh hoạt hàng ngày. Cũng chính nơi này, nghệ sĩ Nguyễn Văn Hè – chủ nhân của không gian đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm nghệ thuật trên nền chất liệu do anh sưu tập được từ tàn tích của chiến tranh.

Nguyen Van He’s Art Barracks – nơi tác phẩm được tạo bởi tàn tích chiến tranh
Đưa gánh hàng rong lên... sân khấu

Một trong những công trình nghệ thuật chuẩn bị cho sự kiện chào mừng Ngày Quốc khánh (2/9/2024) và hướng tới những ngày lễ trọng đại trong năm 2025 của Hội Nghệ sĩ Múa Thừa Thiên Huế là “Gánh hàng rong xứ Huế”. Tác phẩm được phát triển từ ý tưởng của nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế, khi ông lấy cảm hứng từ những bước chân tần tảo của các o, các mệ Huế bán hàng rong trên đường phố xưa.

Đưa gánh hàng rong lên  sân khấu
Lý luận, phê bình vẫn là “khoảng trống” của sân khấu

Có vai trò dẫn dắt dư luận, định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng, nhưng trên thực tế, hoạt động lý luận, phê bình có phần đứng ngoài rìa đời sống sân khấu, khiến sân khấu thêm trầm lắng và ảm đạm. Đây là tình trạng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” đã được đề cập suốt nhiều năm qua, song chưa được giải quyết thấu đáo, gây không ít trăn trở cho những người nặng lòng với sân khấu nước nhà.

Lý luận, phê bình vẫn là “khoảng trống” của sân khấu

TIN MỚI

Return to top