ClockThứ Bảy, 11/08/2018 12:09

Gánh nặng của ca Huế

TTH - Việc chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông đã được đặt ra từ rất lâu. Đây cũng là một tồn tại dai dẳng mà cho đến bây giờ, việc gỡ nó như thế nào, bằng giải pháp gì, chế tài ra sao... xem ra vẫn chưa có đáp án cuối cùng. Tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa VII vừa qua, báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách (HĐND tỉnh) chỉ có một dòng và ba chữ “còn lúng túng” vướng lại, gần như đã cho thấy một bức tranh tổng thể ở lĩnh vực này.

Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động ca HuếChất vấn và trả lời chất vấn: Tranh luận sôi nổi, trách nhiệmTriển khai các giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - xã hội

Ca Huế cần được tổ chức quy củ và bài bản hơn - Ảnh: ĐĂNG TUYÊN

Có một lực lượng đông đảo gần 500 ca sĩ, nhạc công (đã được cấp phép trước đây), trung bình mỗi đêm có khoảng 30 đến 35 trong tổng số 47 thuyền đôi tham gia dịch vụ (mùa du lịch có khi phải điều thêm thuyền đơn mới đủ cung ứng), ca Huế trên sông là một hoạt động khá sôi động, dày thâm niên và cũng có thể xem như đã tạo ra một thị trường tạo công ăn, việc làm, thu nhập tăng thêm... cho một lực lượng đông đảo những người tham gia vào nhiều khía cạnh khác nhau ở hoạt động này. Tuy nhiên, do chưa được quy về một đầu mối và nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý nên ca Huế trên sông đến giờ vẫn chưa thoát khỏi hiện trạng rối rắm, phức tạp. Đây cũng là căn nguyên của những tai tiếng mà lâu nay, ca Huế vẫn phải gồng mình gánh chịu. Tiếng thơm vì thế mà cũng vơi vớt đi nhiều.

Do những thay đổi trong cấp thẻ hoạt động, việc quản lý đội ngũ ca sĩ, nhạc công trong hoạt động ca Huế hiện được cho là khá nan giải. Nhiều ca sĩ, nhạc công có tên tuổi và gắn bó lâu năm với nghề đã từ chối, hoặc chỉ tham gia các suất diễn một cách có chọn lọc như một cách tự bảo vệ ca Huế và tên tuổi của chính mình. Không hẳn là biến tướng, nhưng việc tổ chức một suất diễn ca Huế trên sông là quá dễ, ai cũng làm được miễn có vài đầu mối đã dẫn đến sự nhiễu nhương không chỉ về chất lượng, tính bài bản mà còn ở cả việc tranh giành khách, mật độ không gian biễu diễn trên sông và cả trong những ứng xử khác. Việc tái diễn tình trạng ca sĩ, nhạc sĩ một bài là điều đã không thể nào tránh khỏi...

Nếu con số hơn 15.000 suất diễn, phục vụ cho hơn 350.000 lượt khách nghe ca Huế trên sông và ở một số địa điểm, cơ sở dịch vụ du lịch khác là chính xác (nguồn TTXVN), đây phải là một hoạt động cần phải được tổ chức quy củ và bài bản hơn để cung ứng những suất diễn tốt. Điều này là rõ ràng và cần thiết vì bản thân dịch vụ này không chỉ mang đến một nguồn thu lớn mà còn tạo ra một sức lan tỏa không nhỏ về hình ảnh và văn hóa Huế.

Làm việc với Công ty Đông Á để thống nhất và hình thành form mẫu về suất diễn chất lượng là thông tin mà ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao đã chia sẻ tại phiên thảo luận ở kỳ họp vừa qua của HĐND tỉnh. Ông Dũng cũng cho hay, sắp tới 3 chiếc thuyền được đóng mới, ở các kích cỡ khác nhau sẽ được đưa vào phục vụ du lịch và ca Huế trên sông. Một bến thuyền trên 700m2 sau lưng Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Huế sẽ được nâng cấp để phục vụ riêng cho dịch vụ này.

Mới đây nhất, UBND tỉnh đã có quyết định về việc chấn chỉnh nhằm kịp thời xử lý dứt điểm những tồn tại, đưa hoạt động ca Huế đi vào nề nếp. Bên cạnh việc yêu cầu triển khai công tác quản lý đồng bộ, kịp thời đưa ra các giải pháp tối ưu, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác quản lý ở hoạt động này, quyết định của UBND tỉnh cũng thể hiện sự cương quyết trong việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý; đình chỉ, thu hồi giấy phép tổ chức dịch vụ biểu diễn ca Huế đối với những doanh nghiệp vi phạm cũng như những diễn viên, nhạc công, chủ thuyền du lịch có hành vi gây phản cảm, làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch của Thừa Thiên Huế theo quy định của pháp luật.

Tinh thần đã rõ. Việc thực hiện của các cơ quan có chức năng như thế nào chắc chắn sẽ quyết định cái nhìn và sự đánh giá năng lực của chính cơ quan, đơn vị đó trong sự vận hành. Đặt ra tiêu chí như vậy, ca Huế mới có thể mất dần gánh nặng gồng mình chịu đựng không đáng có trong suốt thời gian qua.

MINH HÀ 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương

Thương hiệu ca Huế trên sông Hương nhìn chung đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của du khách thông thường. Trải nghiệm ca Huế trên sông Hương tạo được những ấn tượng khó phai, khiến văn hóa Huế thẩm thấu sâu hơn vào tâm hồn du khách phương xa. Dịch vụ ca Huế trên sông Hương dù vấp phải những ý kiến trái chiều, nhưng vẫn tiếp diễn đến hôm nay với tư cách là một sản phẩm du lịch độc đáo, giúp kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân Huế, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế du lịch tại địa phương.

Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương
Sai sai, ngược ngược…

Tuần vừa rồi, tôi có dịp trở lại thành phố Đà Lạt, được thưởng thức đêm cồng chiêng dưới chân núi Langbiang huyền thoại - một trong những hoạt động được đánh giá là hấp dẫn nhất về đêm tại thành phố ngàn hoa.

Sai sai, ngược ngược…
Ca Huế trên sông Hương: "Cha chung không ai khóc"

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ca Huế bát nháo như hiện nay là sự phân tán quản lý với quá nhiều cơ quan và đơn vị cùng tham gia, dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Ca Huế trên sông Hương  Cha chung không ai khóc
Khai thác dư địa thu ngân sách nhà nước

Để đảm bảo đạt được số thu ngân sách nhà nước (NSNN) theo mục tiêu của UBND tỉnh giao, bên cạnh việc tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN), thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, các ngành chức năng, địa phương đang tập trung nuôi dưỡng và khai thác hiệu quả dư địa thu từ các ngành, lĩnh vực nhiều tiềm năng...

Khai thác dư địa thu ngân sách nhà nước
Return to top