Du khách chọn lễ hội làm nơi du xuân sớm
Tại lễ hội, người dân và du khách có cơ hội chiêm ngưỡng gần 400 tác phẩm đặc sắc nhất của các nghệ nhân, nhà vườn là thành viên Hội Hoàng mai Huế cũng như các địa phương có phong trào trồng mai phát triển; trong đó, có 114 tác phẩm dự tranh giải “Hoàng mai Huế - Tuyệt tác mùa Xuân” gồm cả Mai đại và Mai bonsai; 122 tác phẩm trưng bày, triển lãm và hàng trăm sảm phẩm thương mại góp mặt vào không gian lễ hội.
Sau lễ khai mạc, đã diễn ra hoạt động đấu giá thu hút người chơi mai, các nghệ nhân, tổ chức, nhà vườn, người dân và du khách.
Không gian giao lưu tại lễ hội giúp các chuyên gia, nghệ nhân, những người yêu thích nghệ thuật Hoàng mai học hỏi kinh nghiệm về phương pháp trồng, chăm sóc, cảm nhận về Hoàng mai.
Chuỗi hoạt động của Lễ hội Hoàng mai hứa hẹn là sân chơi ý nghĩa giúp khôi phục, phát triển truyền thống trồng mai, chơi mai cảnh của người dân gắn với mô hình "Huế - thành phố bốn mùa hoa"; bảo tồn, lưu giữ, phát triển và hướng đến tạo ra sản phẩm thương mại giống cây Hoàng mai Huế.
Lễ hội tiếp tục đón công chúng và du khách đến thưởng lãm đến hết ngày 19/1 (nhằm 28 Tết Âm lịch).
Một số hình ảnh tại khai mạc lễ hội:
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tặng hoa cho các nghệ nhân tham gia lễ hội
Bơm nước giữ ẩm cho mai khi trong ngày 13/1 trời có nắng
Lễ hội thu hút công chúng và du khách trong tiết trời tạnh ráo
Du khách quốc tế thưởng lãm mai
Du khách đến Huế trong dịp này chọn không gian trưng bày mai để tham quan
Nghệ nhân biểu diễn tạo tác thế mai cho công chúng và du khách
Khi tạo tác vừa cần có nhu và có cương, để cây uốn theo ý muốn
Sau 30 phút tạo tác, cây mai thế Trực Bay được tạo ra
Cây mai dáng tùng độc đáo được hình thành
Gốc mai đến từ làng mai nổi tiếng Điền Hòa gây ấn tượng với công chúng với dáng thế kỳ quái
Sau phiên đấu giá, cây mai dáng tùng được người chơi mai mua với giá 18 triệu đồng
Clip tại lễ hội
ĐỨC QUANG (thực hiện)