ClockThứ Tư, 29/03/2023 15:41

Bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc dân gian Bình Trị Thiên

TTH.VN - Đây là chủ đề hội thảo do Học viện Âm nhạc Huế tổ chức ngày 29/3, nhằm nhận diện đặc trưng, giá trị của di sản âm nhạc dân gian Bình Trị Thiên.

Tiếp cận âm nhạc theo hướng dân tộc nhạc họcCa kịch Huế: Một thời vang bóng

leftcenterrightdel
  Hội thảo đánh giá việc thực hành âm nhạc dân gian trong đời sống hiện nay ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế là vùng đất sở hữu nhiều di sản âm nhạc, nhiều thể loại âm nhạc truyền thống đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng miền và tộc người.

Việc tìm hiểu thực tiễn thực hành âm nhạc dân gian trong đời sống hiện nay nói chung và trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế nói riêng là cần thiết để có những đánh giá về tính hiệu quả, tác động của chính sách đối với diện mạo của di sản âm nhạc dân gian cũng như hiệu quả phát huy giá trị trong đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Trong bối cảnh giao lưu hội nhập văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều thể loại âm nhạc dân gian có dấu hiệu bị biến đổi, phai nhạt và có nguy cơ biến mất. Chưa kể, yêu cầu đổi mới nghệ thuật trình diễn, kể cả nghệ thuật âm nhạc dân gian trong thời đại 4.0 cũng đòi hỏi phải xem xét những thể loại âm nhạc này tồn tại ra sao trong đời sống xã hội hiện nay.

Hội thảo nhận diện giá trị âm nhạc dân gian - dân ca người Việt ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; phân tích thực trạng về việc bảo tồn và phát huy giá trị, những tác động của quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như những xu hướng biến đổi, tiếp biến của văn hóa âm nhạc dân gian Bình Trị Thiên trong đời sống đương đại. Đồng thời, đưa ra những giải pháp bảo tồn và mô hình phát huy giá trị đối với mỗi loại hình diễn xướng dân ca, dân nhạc và dân vũ của các dân tộc ở các địa phương.

Hội thảo là hoạt động trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu “Bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc dân gian Bình Trị Thiên” được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giao cho Học viện Âm nhạc Huế thực hiện.

Tin, ảnh: MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Âm nhạc của nhạc sĩ người Huế vang lên giữa lòng Moskva

Đêm 6/5/2024, ba bản romance của nhạc sĩ người Huế - Lê Tự Minh đã vang lên trong Đại khán phòng Nhạc viện Tchaikovsky Moskva. Đây cũng là khoảnh khắc lịch sử: Âm nhạc Việt Nam lần đầu tiên vang lên trên sân khấu thánh đường giao hưởng lâu đời và danh tiếng bậc nhất của Liên bang Nga.

Âm nhạc của nhạc sĩ người Huế vang lên giữa lòng Moskva
Tăng giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Mở rộng các nguồn thu từ rừng, tăng giá trị kinh tế của rừng, góp phần khôi phục chất lượng của các khu rừng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Ðây là một hướng đi quan trọng nhằm phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trong điều kiện hiện nay.

Tăng giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
Khi cơ chế đặc thù được phát huy

Các cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 38 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đang trở thành công cụ hỗ trợ phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Khi cơ chế đặc thù được phát huy
Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top