ClockThứ Ba, 30/05/2023 10:17

Phạm Thiên Ân nên được chào đón khi trở về từ Liên hoan phim Cannes 2023

TTH.VN - Tối 27/5 tại Pháp (rạng sáng 28/5 theo giờ Việt Nam), Lễ bế mạc Liên hoan phim (LHP) Cannes diễn ra với chiến thắng lịch sử của hai nhà làm phim gốc Việt: Trần Anh Hùng và Phạm Thiên Ân.

Điện ảnh châu Âu hội ngộ trên đất HuếNhiều hoạt động hưởng ứng 70 năm điện ảnh Cách mạng Việt NamƯu tiên chiếu phim Việt trong khung giờ vàng, nhiều cơ hội mới mở ra cho điện ảnh Việt

leftcenterrightdel
 Đạo diễn Phạm Thiên Ân nhận giải Camera vàng cho phim Bên trong vỏ kén vàng

Phạm Thiên Ân là đạo diễn bộ phim "Bên trong vỏ kén vàng" (Inside The Yellow Cocoon Shell) đoạt giải Camera D'or (Camera Vàng), đi thi đại diện cho Việt Nam và Trần Anh Hùng, đạo diễn người Pháp gốc Việt thắng giải Đạo diễn xuất sắc nhất với phim "La Passion de Dodin Bouffant" (The Pot-au-Feu).

Giải thưởng dành cho bộ phim "Bên trong vỏ kén vàng" của Phạm Thiên Ân cũng chính là giải thưởng mà 30 năm trước, đạo diễn Trần Anh Hùng đã nhận được cho bộ phim "Mùi đu đủ xanh". Đây là giải thưởng dành cho phim đầu tay xuất sắc của một đạo diễn trẻ, được một trong các bộ phận tuyển lựa bình chọn (Ban tuyển lựa chính thức hoặc Ban Tuần phê bình quốc tế). 

Sau khi "Mùi đu đủ xanh" giành giải Camera vàng tại LHP Cannes 1993, cái tên Trần Anh Hùng trở nên nổi tiếng trong giới điện ảnh quốc tế. Thậm chí khi nhắc đến điện ảnh Việt Nam, giới chuyên môn lại nhắc Trần Anh Hùng hoặc chỉ biết Trần Anh Hùng. Nói thế để thấy, Cannes là một trong những LHP danh giá bậc nhất của thế giới. Để nhận diện một nền điện ảnh thì phim phải được trình chiếu và ghi nhận tại LHP này. Nếu may mắn giành được giải thưởng thì mặc định sau đó, nền điện ảnh có phim giành giải sẽ được nhắc đến, được ghi nhận như một “logo” đã được định vị thương hiệu.

"Bên trong vỏ kén vàng" dài 120 phút, kể về nhân vật Thiện. Khi bất ngờ nhận được tin chị dâu qua đời vì tai nạn, Thiện phải về quê nhận trách nhiệm gia đình và bắt đầu có thôi thúc đi tìm người anh trai thất lạc tại miền núi rừng bí ẩn. Hành trình của anh xen lẫn những giấc mơ đã ngủ quên và những đam mê sâu kín, khiến anh phải tự vấn: Ta sống vì điều gì?

Đạo diễn Phạm Thiên Ân rất xúc động khi nhận giải thưởng. Anh dành lời cảm ơn đến ê kíp - những người đã đồng hành cùng anh để làm nên bộ phim “lung linh” ở Cannes năm nay. Anh nói: “Chúng ta đã đi một hành trình rất dài để tới được đây và điện ảnh là thứ đức tin gắn kết chúng ta lại. Giải thưởng này là dành cho tất cả mọi người".

leftcenterrightdel
 Đạo diễn Phạm Thiên Ân phát biểu ở buổi chiếu phim ra mắt tại LHP Cannes

Phạm Thiên Ân sinh năm 1989. Anh từng giành giải nhì cuộc thi "Làm phim ngắn 48 giờ" năm 2014. Năm 2018, phim ngắn "Câm lặng" (The Mute) của anh được chiếu tại Liên hoan phim ngắn quốc tế Palm Spring và được chọn tranh giải tại gần 15 liên hoan phim quốc tế tại Winterthur, Tampere, Hong Kong, Encounters, Aspen. Năm 2019, Phạm Thiên Ân tham dự Cannes lần đầu tiên với phim ngắn "Hãy tỉnh thức và sẵn sàng" (Stay Awake, Be Ready), giành giải Illy cho "Phim ngắn xuất sắc".

Khi phim của Ân được giải, nhiều người trong giới làm phim Việt có chung cảm giác tự hào xen lẫn… ngậm ngùi. Biên kịch phim "Chị chị em em 2" - Nhung Khin nói: ““Bên trong vỏ kén vàng” là sự hợp tác quốc tế giữa 4 quốc gia: Việt Nam - Singapore - France - Spain. Công ty Việt Nam JK Films được thành lập để sản xuất các bộ phim của Phạm Thiên Ân và đây cũng là công ty của Phạm Thiên Ân”.

Sự ngậm ngùi này chứa đựng mong muốn Việt Nam hãy quan tâm phát triển điện ảnh một cách thực chất. Luật Điện ảnh đã thông thoáng nhưng vẫn là chưa đủ khi những chính sách còn nằm trên giấy và giới làm phim thì đang bị đứt gãy về đội ngũ khi chưa có một quyết sách nào khả thi để vực dậy nền điện ảnh Việt. Cần có một sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy của các nhà quản lý để có những định hướng đúng, tạo điện kiện cho những tài năng điện ảnh (cả trong và ngoài nước) làm phim một cách cởi mở hơn nữa.

Liên quan đến chiến thắng của Phạm Thiên Ân tại LHP Cannes 2023, đạo diễn Lương Đình Dũng đặt câu hỏi: “Liệu Phạm Thiên Ân có được chào đón như chiến thắng của đội bóng ở SEA Games?”. Theo đạo diễn Lương Đình Dũng, đây là lần đầu tiên một đạo diễn Việt đã chính thức đoạt giải thưởng ở Cannes một cách đàng hoàng, một bộ phim Việt Nam đúng nghĩa và "sân chơi Cannes" là một trong những Liên hoan phim lớn được xếp hạng trên thế giới có thể ví như những "sân chơi World Cup” đẳng cấp thế giới. Vì thế, chúng ta nên vui mừng và chào đón đạo diễn Thiên Ân như một người mang niềm vinh hạnh của điện ảnh Việt ra quốc tế. Không phải cho riêng Thiên Ân mà là cho một thế hệ điện ảnh trẻ tương lai nhìn vào, điện ảnh được trân trọng như vốn có và sức mạnh của nó tác động đến thế giới con người để tạo nguồn cảm hứng vô tận để họ cống hiến cho điện ảnh đất nước.

“Tôi đã từng nghe khi một số người vẫn nói rằng, muốn phim được chiếu ở liên hoan phim quốc tế thì chỉ cần đăng ký là xong. Nghe vui và hài. Giống như ta muốn đá World Cup hay Giải bóng đá châu Âu thì cứ đăng ký vào đá chung kết thôi. Thực tế, một bộ phim muốn được chọn chiếu chính thức ở một Liên hoan phim quốc tế lớn, nói thẳng ra đạo diễn đó đã vươn tới một đẳng cấp khác. Bởi có liên hoan phim quốc tế, bộ phim chỉ cần được chiếu chính thức, danh giá hơn là được giải nhất của nhiều liên hoan phim khác vì bạn phải “vượt qua hàng chục ngàn những tay đua đẳng cấp quốc tế khác” - Đạo diễn Lương Đình Dũng chia sẻ.

Nhiều hãng sản xuất phim lớn trên thế giới đã chi nhiều triệu USD, thậm chí vài chục triệu USD để thực hiện các bộ phim, trong đó có mục tiêu chinh phục các liên hoan phim lớn trên thế giới, đơn giản, một phần họ muốn đóng góp sự phong phú của điện ảnh cho nhân loại, một phần qua giải thưởng để nâng cao giá trị của hãng phim và chính quốc gia gắn quốc tịch bộ phim. Cannes cũng là liên hoan phim mà người tham gia đóng phí cao nhất có thể lên đến 300 USD khi nộp phim tham dự, dù nhiều cây viết ở ta cho rằng các LHF tổ chức ra nhằm để thu phí. Đó là quan niệm chưa đúng hoàn toàn. Một bộ phim sản xuất đến hàng triệu USD thậm chí nhiều hơn thì phải chấp nhận đóng phí là bình thường, nó thể hiện sự nghiêm túc của nhà làm phim và ngăn chặn nạn nộp phim bừa bãi…

“Một bộ phim Việt Nam thắng giải, cả thế giới có thể biết đến, đó cũng là cách quảng bá hiệu quả mà ai cũng đã nhìn thấy rõ như ban ngày. Tôi mong em Phạm Thiên Ân sẽ được chào đón nồng nhiệt khi trở về, người làm điện ảnh sẽ thấy mình được trân quý. Không được thưởng nọ thưởng kia ầm ầm, nhưng mong được thưởng bằng tấm lòng trân trọng điện ảnh. Đừng để như nhiều đạo diễn trước đây khi đoạt giải quốc tế tại các liên hoan phim quốc tế lớn, xuống sân bay và lặng lẽ đi Grab về nhà. Dù người làm phim đôi khi cũng chẳng cần gì, miễn là bộ phim của mình đến được với bạn bè trong nước và quốc tế nhiều nhất. Dù chưa được xem phim của Thiên Ân, nhưng “Cơi trầu thì trọng tay bưng. Mong đạo diễn Phạm Thiên Ân có một điều khác biệt” - đạo diễn Lương Đình Dũng khẳng định.

CHU THU HẰNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lê Brothers và hành trình trở về

“The Return - trở về” là câu chuyện được kể bằng hình ảnh và video vừa được anh em nghệ sĩ song sinh Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải (Le Brothers) giới thiệu đến công chúng vào chiều 8/1 tại không gian nghệ thuật Manzi (số 2 ngõ Hàng Bún, Q. Ba Đình, Hà Nội).

Lê Brothers và hành trình trở về
“Quê nẫu” - Tiếng yêu thương trong hành trình trở về của Đặng Mậu Tựu

Đặng Mậu Tựu, một họa sĩ tràn đầy năng lượng sáng tạo không biết mệt mỏi. Trở về với quê hương bản quán Bình Định, với nơi chôn nhau cắt rốn, ông mang theo cả một gánh hành trang nặng trĩu trái tim mình trong những câu chuyện của sắc màu. Vẫn phong cách tươi tắn sôi nổi, nhiệt huyết yêu thương của một họa sĩ của xứ dừa Tam Quan nhưng lỡ say mê sông Hương núi Ngự, ngỡ rằng đang ẩn mình trong cõi chiêm bao, hóa ra lại trần thế như một hạt bụi nhân gian vô thường vậy.

“Quê nẫu” - Tiếng yêu thương trong hành trình trở về của Đặng Mậu Tựu
Về quê hương, về với yêu thương

“Khi chuyến bay chở tôi, con gái, cùng hơn 200 người hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Phú Bài, lòng tôi vừa hồi hộp, vừa xúc động. Vậy là sau gần một năm tôi mới được về quê với hành trình vô cùng đặc biệt với đủ cung bậc cảm xúc”, thai phụ Nguyễn Khánh Linh tâm sự. Chị Linh mang thai tuần 32, cùng con gái nhỏ 3 tuổi đã trở về quê nhà từ TP. Hồ Chí Minh trên chuyến bay ưu tiên vào đầu tháng 10.

Về quê hương, về với yêu thương

TIN MỚI

Return to top