ClockThứ Hai, 08/01/2024 12:04

Phong Điền đưa di tích, văn hóa truyền thống gần hơn với đời sống

TTH - Huyện Phong Điền đã có những hoạt động thiết thực để đưa di tích lịch sử, văn hóa truyền thống gần hơn với đời sống.

Khám phá những hoạt động trong ngày Tết cổ truyền của người ViệtRa mắt và phát hành Lịch sử Đảng bộ phường Phú ThượngKý kết hợp tác truyền thông quốc tế quảng bá Di sản Huế

 Những vận động viên tham giải chạy Half Marathon năm 2023

Trên địa bàn huyện Phong Điền có 21 di tích đã được công nhận xếp hạng; trong đó, 7 di tích quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh. Ngoài ra, có 13 công trình địa điểm di tích lịch sử - văn hóa đang được kiểm kê lập hồ sơ khoa học. Trong định hướng phát triển Phong Điền lên thị xã, du lịch - dịch vụ được xác định là lĩnh vực đóng vai trò thứ hai, chỉ sau công nghiệp. Từ lợi thế đa dạng các di tích, trải khắp từ miền núi, đến miền biển; cùng với cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú đã tạo Phong Điền có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh về nguồn...

Những ngày cuối tháng mười âm lịch, diễn ra kỷ niệm 150 năm ngày mất của danh tướng Nguyễn Tri Phương, tại xã Phong Chương. Bên cạnh các nghi thức của lễ kỷ niệm, có một chi tiết rất đặc biệt là sự tham gia của nhiều em học sinh Phong Điền và học sinh TP. Huế. Các em được tìm hiểu về lịch sử, con người và cả vùng đất mà danh tướng được sinh ra. Dưới đài tưởng niệm, các em được cán bộ văn hóa huyện giới thiệu về những nét nổi bật của người con, danh tướng anh hùng vùng đất Phong Điền.

Một học sinh của Trường THCS Nguyễn Tri Phương, TP. Huế chia sẻ, được nghe lại những công lao của danh tướng, nhất là lòng trung, tuyệt thực cho đến mất chứ không đầu hàng kẻ thù xâm lược. Nơi nghe các công lao đó lại đứng ngay nhà thờ, đài tưởng của ông, niềm xúc động càng dâng trào hơn. Các em thêm tự hào và càng quyết tâm học tập để xứng đáng khi học dưới mái trường mang tên Nguyễn Tri Phương.

Hay như thông qua giải chạy Half Marathon năm 2023, với chủ đề “Hương xưa làng cổ - Bước chân hạnh phúc”, đã thu hút hơn 1.000 vận động viên tham gia, đến từ các tỉnh, thành trong cả nước và cả du khách quốc tế. UBND huyện Phong Điền nhấn mạnh, các cung đường chạy diễn ra chủ yếu ở làng cổ Phước Tích, bên dòng Ô Lâu hiền hòa, thơ mộng. Điều này mang đến cho các vận động viên và du khách những trải nghiệm mới, đầy thú vị tại ngôi làng có lịch sử hàng trăm năm. Đây là lần thứ 2 huyện Phong Điền tổ chức giải. Thông qua hơn 1.000 vận động viên, như là 1.000 đại sứ lan tỏa và thúc đẩy quảng bá du lịch, giới thiệu hình ảnh về vùng đất con người Phong Điền hiền hòa, thân thiện và mến khách đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Vừa qua, UBND huyện xây Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa trên địa bàn huyện Phong Điền, giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030” nhằm để cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TU  ngày 13/12/2021 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về xây dựng, phát triển huyện Phong Điền đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó, “Chăm lo phát triển văn hóa - xã hội, giữ gìn và phát huy giá trị di sản, văn hóa truyền thống”. Đó vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ quan trọng trong việc giữ gìn di sản văn hóa trên địa bàn huyện.

Ông Hoàng Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết, thời gian qua, huyện đã có những cách tiếp cận mới để đưa di tích, văn hóa truyền thống với người dân. Các loại hình múa hát “Thiên hạ thái bình”, múa hát “Sắc bùa” đặc trưng của Phong Điền được giới thiệu. Đặc biệt là nghi lễ “Cầu mùa bội thu” của người Pa Hy, xã Phong Mỹ lần đầu được đưa vào ngày hội và giới thiệu đến đông đảo công chúng. Rất nhiều du khách tỏ ra thích  thú, bất ngờ. Trong thời gian đến, huyện sẽ triển khai nhiều hình thức tương tự, đưa người dân thành chủ thể.

Theo ông Thái, lãnh đạo huyện cũng yêu cầu các phòng, cơ quan, địa phương rà soát, bổ sung các công trình có giá trị lịch sử, văn hóa vào danh mục kiểm kê, tham mưu đề xuất UBND huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đưa vào danh mục kiểm kê. Rà soát các danh mục hư hỏng, xuống cấp ở các di tích đã được công nhận, xếp hạng trên địa bàn; đề xuất, tham mưu UBND huyện kinh phí sửa chữa, trùng tu, tôn tạo các di tích theo quy định. Tham mưu UBND huyện về công tác huy động xã hội hóa trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích; đặc biệt là các di tích lịch sử cách mạng, tạo “địa chỉ đỏ” để huy động cán bộ, đảng viên và Nhân dân chăm sóc, bảo vệ để thu hút khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu.

Ngoài ra, tăng cường cập nhật, bổ sung các hình ảnh, tin, bài địa điểm các di tích lịch sử văn hóa lên các trang thông tin điện tử huyện, xã, trường học. Thường xuyên quảng bá hình hảnh di tích lên các trang mạng xã hội để mọi người dân và du khách được biết. Đồng thời, đề xuất, phối hợp, tổ chức tập huấn kỹ năng hướng dẫn du lịch tại các điểm di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện cho Nhân dân địa phương nơi có các di tích lịch sử, văn hóa. Tăng cường xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về di tích lịch sử văn hóa để tuyên truyền trên hệ thống thông tin truyền thông để cho mọi người dân trong và ngoài địa phương biết và đến tham quan, tìm hiểu.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top