ClockThứ Sáu, 03/11/2017 06:06

Tiếc cho “nhà di sản”

TTH - “Nhà di sản” hơn 100 năm tuổi theo lối nhà rường pha lẫn kiến trúc Pháp đầu thế kỷ 20 ở số 117 (số cũ 73) Lê Thánh Tôn (TP. Huế) bị tháo dỡ sân vườn để xây trung tâm thể dục thể thao.

Đã đến lúc UBND TP. Huế cần lên tiếng bảo vệ “nhà di sản”

Hơn một tháng qua, khuôn viên sân vườn trước mặt nhà di sản đã bị tháo dỡ toàn bộ, thay vào đó một khối nhà được xây dựng kiên cố bằng sắt, 2 tầng, rộng hơn 300m2, chiếm toàn bộ khu đất phía trước. Hệ thống sân vườn bao gồm cổng, hàng rào bằng chè tàu, hòn non bộ… cũng gần như bị phá vỡ hoàn toàn. Bên trong ngôi nhà, các vật dụng phục vụ thi công chồng chất ngổn ngang. Công trình trên được một chủ đầu tư thuê lại của phường để làm khu tập gym.

Chủ nhân xưa của ngôi nhà là quan đại thần Trương Như Cương (1850 -1926), người đứng đầu Viện Cơ mật triều Nguyễn. Sau được chuyển giao cho con trai Trương Như Đính (1892 - 1970), quan thượng thư cuối triều Nguyễn. Đến năm 1988, ngôi nhà này được ba người con gái của cụ Đính đứng ra bán lại cho phường Thuận Lộc, trở thành nhà công sản, nơi làm việc của các cơ quan mặt trận, đoàn thể phường.

Nằm trong chương trình văn hóa giao lưu Việt – Pháp, vào năm 1996, vùng Nord Pas de Calais đã mượn khu nhà nói trên để đặt làm nơi nghiên cứu văn hóa. Vùng này cũng đã đầu tư cải tạo, trùng tu, đặt tên ngôi nhà là “nhà di sản” với mong muốn, sẽ có nhiều ngôi nhà vườn, có kiến trúc đẹp được trùng tu hơn nữa.

Tuy nhiên, bà Phan Thị Cúc, Chủ tịch UBND phường Thuận Lộc khẳng định, ngôi nhà nói trên không phải nhà di sản.

"Đây không phải là khu tập gym mà là trung tâm văn hóa thể thao của phường được đầu tư theo hình thức xã hội hóa và được sự đồng ý của UBND TP. Huế bằng văn bản. Trước khi thực hiện cũng đã họp và lấy ý kiến từ các phòng, ban của thành phố. Xét thấy đây là đất công cộng nên chúng tôi cho đầu tư theo hình thức xã hội hóa để tạo sân chơi lành mạnh, tạo nguồn thu ngân sách cho phường. Nhưng chỉ đầu tư ở phần ngoài sân, còn ngôi nhà vẫn giữ nguyên để làm nơi làm việc cho mặt trận, đoàn thể phường”, bà Cúc phân giải.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin tỏ ra khá bất ngờ khi chứng kiến hình hài ngôi nhà di sản như hiện nay. Ông Hoa nhớ lại, hồi đó nhà 117 Lê Thánh Tôn là một trong những ngôi nhà được lựa chọn để trùng tu đầu tiên, không chỉ kiến trúc mà cả tổng thể sân vườn, tường rào, đường dẫn vào, hàng chè tàu… Sau khi đưa vào hoạt động trở lại, nhà di sản này trở thành một điểm đến thu hút du khách.

Việc tháo dỡ không gian phía trước nhà di sản để xây dựng một công trình như thế, theo ông Hoa, cho thấy sự không nhất quán trong việc bảo vệ nhà rường, nhà di sản, nhất là khi  UBND TP. Huế đang triển khai, đầu tư tiền bạc để trùng tu nhiều nhà cổ khác trên địa bàn .

Thật ra, việc cho đầu tư kinh doanh bên trong không gian nhà vườn, nhà di sản theo hình thức xã hội hóa để tạo nguồn thu ngân sách là điều đáng khuyến khích, vấn đề  là đầu tư, kinh doanh như thế nào để vừa phù hợp với không gian, tôn vinh giá trị kiến trúc, tạo điểm đến ấn tượng và đây là việc cần được cân nhắc.

NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Yên lòng người yêu Huế…

"Lãnh đạo thành phố đã thống nhất rồi, nhất định giữ lại chứ không bán. Nếu bán, hòa vào ngân sách tiêu một cái sẽ hết vèo ngay. Thành phố sẽ giữ lại những địa chỉ đó để làm nơi kết nối, trưng bày, xây dựng “ngôi nhà Huế” trong nay mai", Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định khẳng định.

Yên lòng người yêu Huế…
Tiếc gì cái bao tay

Dù chỉ là việc làm nhỏ nhưng rất nhiều người bán hàng ăn không chú ý khiến khách phiền lòng.

Tiếc gì cái bao tay
Nên chuyển tòa nhà 26 Lê Lợi (Huế) thành Bảo tàng văn học Huế

Từ cuối năm 2017, đầu năm 2018 đến nay, anh em văn nghệ sĩ, trí thức ở Huế hễ ngồi với nhau là bàn đến số phận của Khu nhà 26 Lê Lợi, Huế. Thông tin ngày 28/10/2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Công văn số 7921/UBND -XTĐT thống nhất chủ trương cho phép Công ty Cổ phần Hạ tầng và Dịch vụ Truyền thông Logi 3 nghiên cứu đầu tư dự án Khu phức hợp khách sạn và dịch vụ thương mại cao cấp THAT tại khu đất số 26, 28 đường Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, TP. Huế theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nếu như thế thì ngôi biệt thư Pháp rất đẹp 26 Lê Lợi Huế sẽ biến mất!

Nên chuyển tòa nhà 26 Lê Lợi Huế thành Bảo tàng văn học Huế
Gian nan bảo tồn kiến trúc Pháp

Câu chuyện bảo tồn kiến trúc Pháp ở TP. Huế lại tiếp tục nóng trở lại khi đại biểu HĐND tỉnh chất vấn UBND tỉnh về việc bảo tồn quỹ kiến trúc được đánh giá là rất quan trọng trong việc hình thành đô thị Huế.

Gian nan bảo tồn kiến trúc Pháp

TIN MỚI

Return to top