ClockThứ Năm, 02/08/2018 14:40

Tìm địa điểm thành lập bảo tàng mỹ thuật Huế

TTH - Khẩn trương tìm địa điểm để thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế, nâng dần kinh phí, chọn mua thêm tác phẩm phục vụ cho bảo tàng khi đưa vào hoạt động là những chia sẻ của ông Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong cuộc trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Triển lãm nghệ thuật hướng tới giải quyết khủng hoảng toàn cầuTriển lãm tranh mừng 35 năm Tạp chí Sông HươngTriển lãm 28 tác phẩm mỹ thuật chủ đề “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh”

Ông Nguyễn Dung, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ảnh: Hoàng Hải

Thưa ông, điều giới mỹ thuật lo lắng hiện nay là những bức tranh quý của Huế đang được các bảo tàng, nhà sưu tập ráo riết săn lùng. Những họa sĩ tâm huyết rất lo Huế sẽ không giữ lại được những tác phẩm giá trị. Ông nghĩ sao về điều này?

Những năm qua, hằng năm UBND tỉnh đều bố trí kinh phí để mua các tác phẩm có giá trị. UBND tỉnh và các ngành cũng đang tích cực tìm kiếm nhiều nguồn để sưu tầm hoặc mua các tác phẩm có giá trị nhằm phục vụ cho việc thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế.

Vừa qua, Hội đồng thẩm định (để mua tác phẩm mỹ thuật phục vụ cho việc thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế) đã đề nghị UBND tỉnh mua một số tác phẩm có giá trị, như tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa sen” của tác giả Tôn Thất Đào, “Đô thị hóa thân” (số 139) của tác giả Vĩnh Phối, “Treo trên thời gian” của tác giả Bửu Chỉ, “Khuyết danh” (chủ đề thiếu nữ) của tác giả Mai Trung Thứ, “Thấp thoáng Paris” của tác giả Hoàng Đăng Nhuận. Tổng giá trị mua các tác phẩm khoảng gần 1 tỷ đồng.

Dù đã có chủ trương mua tranh, thành lập Hội đồng thẩm định và cấp kinh phí nhưng có vẻ như việc mua tranh chưa có nhiều tiến triển?

Hội đồng thẩm định để mua tác phẩm mỹ thuật phục vụ cho việc thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế được Chủ tịch UBND tỉnh thành lập theo Quyết định số 557/QĐ-UBND, ngày 20/3/2017. Hội đồng gồm nhiều thành viên có uy tín, công tâm và tâm huyết với việc thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế. Thật ra, đến thời điểm này, UBND tỉnh chưa thấy có vướng mắc gì về việc thẩm định hay kinh phí để mua tranh. Vấn đề nằm ở các thủ tục đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước.

Là cái nôi của mỹ thuật cả nước, họa sĩ ở Huế sáng tác nhiều tác phẩm mỹ thuật giá trị. Ảnh: Phan Thành

Để có thể chọn mua thêm nhiều tác phẩm nhằm phục vụ cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế khi đưa vào hoạt động, thời gian tới, tôi sẽ chỉ đạo ngành văn hóa và thể thao, hội đồng thẩm định tích cực hơn nữa trong việc đề xuất, tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh.

Kinh phí cấp để mua tranh năm nay là 1 tỷ đồng, liệu có quá ít so với giá trị của tác phẩm trên thị trường hiện nay không thưa ông?

Hội đồng thẩm định đã đề nghị UBND tỉnh bố trí gần 1 tỷ đồng để mua các tác phẩm trong năm 2018 và dự kiến năm 2019 là 2 tỷ đồng. Hiện nay, trên thị trường nhiều tác phẩm rất có giá trị. Mong muốn của chúng ta thì rất lớn, nhưng tùy điều kiện ngân sách của tỉnh để bố trí phù hợp. UBND tỉnh cũng đã có văn bản để tranh thủ một số tác giả lớn tại Hà Nội để sưu tầm một số tác phẩm có giá trị phục vụ cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế.

Năm nay, trên cơ sở đề xuất của ngành văn hóa và thể thao – cơ quan thường trực Hội đồng, UBND tỉnh đã giao Sở Tài chính thẩm định theo đề xuất của Hội đồng thẩm định về kinh phí để mua các tác phẩm có giá trị trên. Trong thời gian sớm nhất, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo ngành văn hóa và thể thao hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt kinh phí. Việc bố trí kinh phí để mua các tác phẩm phải thực hiện đúng các quy định hiện hành.

Điều mà dư luận lưu tâm là khi nào Thừa Thiên Huế - một trong ba cái nôi mỹ thuật của cả nước - sẽ có Bảo tàng Mỹ thuật?

Hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành văn hóa và thể thao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương tìm địa điểm tạm thời để Bảo tàng Mỹ thuật Huế đi vào hoạt động. Đồng thời, tăng cường vận động các nghệ sĩ hiến tặng, mua các tác phẩm nghệ thuật có giá trị để phục vụ cho công tác trưng bày, triển lãm khi thành lập bảo tàng.

Theo ông cần giải quyết những vướng mắc gì trong việc xúc tiến thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế?

Lãnh đạo UBND tỉnh hiểu và chia sẻ với các nghệ sĩ của Huế đã tâm huyết với việc thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các ngành khẩn trương tìm địa điểm để có thể thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế.

Nhiều triển lãm được tổ chức hàng năm nhưng không gian trưng bày chưa xứng tầm. Ảnh: Trang Hiền

Với vị thế của Bảo tàng Mỹ thuật Huế, UBND tỉnh sẽ nghiên cứu, bố trí một vị trí phù hợp, đảm bảo xứng tầm với bảo tàng, đồng thời phù hợp với thiết chế trục không gian văn hóa nghệ thuật trung tâm thành phố Huế.

Ý kiến của ông xung quanh việc chậm thành lập bảo tàng, khiến Huế có thể để vuột mất cơ hội khi có những tổ chức, cá nhân từng muốn tặng tranh cho Huế khi có Bảo tàng Mỹ thuật?

Về vấn đề này, lãnh đạo UBND tỉnh cũng đã rất khẩn trương, quan tâm chỉ đạo. UBND tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo ngành văn hóa và thể thao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương tìm địa điểm tạm thời để bảo tàng đi vào hoạt động.

Về việc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hứa tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế khoảng 30 bức tranh khi thành lập, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành văn hóa và thể thao làm đầu mối liên hệ để tranh thủ các mối quan hệ tìm kiếm và sưu tầm.

Có ý kiến đề xuất rằng, trong xu thế tinh giản bộ máy như hiện nay, Huế không nên thành lập thêm bảo tàng mà nên gộp thành 1 bảo tàng với tên gọi có thể là Bảo tàng nghệ thuật đương đại, trong đó có 3 nhà trưng bày: Nhà trưng bày nghệ thuật Lê Bá Đảng, Nhà trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị và Nhà trưng bày tác phẩm mỹ thuật. Địa điểm sẽ lấy Bảo tàng Văn hóa Huế hiện nay làm nơi trưng bày tác phẩm mỹ thuật. Ông nghĩ sao về đề xuất này?

Xin cảm ơn ý kiến đề xuất trên. Hiện nay, UBND tỉnh cũng đã tập trung chỉ đạo kiện toàn, sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp trực thuộc, rà soát chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, đơn vị gắn với việc sắp xếp, bố trí, công chức, viên chức phù hợp và đảm bảo chất lượng, số lượng để nâng cao hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo tại Chương trình hành động số 99/CTr-UBND và Chương trình số 100/CTr-UBND ngày 28/5/2018 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương và của Tỉnh ủy.

Về ý kiến chuyển Bảo tàng Văn hóa Huế thành Bảo tàng Mỹ thuật Huế, UBND tỉnh sẽ nghiên cứu, chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao làm việc với UBND thành phố Huế để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh.

Xin cảm ơn ông!

Ông Phan Tiến Dũng,  Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao:

Cái khó nhất hiện nay là địa điểm thành lập bảo tàng. Theo kế hoạch của UBND tỉnh, chậm nhất trong năm 2019 phải thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế nên dù khó mấy nữa cũng cố gắng tìm địa điểm, sắp xếp bộ máy phù hợp. Nếu chưa thành lập được bảo tàng, trước mắt có thể thành lập trung tâm trưng bày tác phẩm mỹ thuật.

Nguyệt Tú (ghi)

MINH HIỀN (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Return to top