ClockThứ Hai, 27/02/2017 18:10

Triển lãm “Giao thương Nhật – Việt trong lịch sử”

TTH.VN - Đó là tên của cuộc triển lãm vừa được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế khai mạc chiều 27/2 tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa đặc biệt, do Trung tâm BTDT Cố đô Huế và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp thực hiện, chào mừng chuyến thăm lịch sử của Nhật Hoàng và Hoàng hậu đến Việt Nam và cố đô Huế vào đầu tháng 3/2017. Đại diện lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Thái Sơn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đến dự.

Quan khách và người yêu thích cổ vật tham quan triển lãm

Quan hệ ngoại giao, thương mại Nhật - Việt hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 16, nhất là trong thời kỳ mậu dịch châu ấn thuyền - thời kỳ chính quyền Nhật Bản đã cấp châu ấn trạng cho nhiều thuyền buôn đến buôn bán, giao thương Việt Nam. Thuyền buôn Nhật Bản nhập khẩu đồ sứ, đại bác, thuốc súng, giấy, các loại khoáng sản… và mua đồ gốm, trầm hương, tơ tằm, các loại nông sản từ Việt Nam về Nhật Bản.

“Giao thương Nhật - Việt trong lịch sử” giới thiệu bộ sưu tập gốm Hizen hoa lam; bộ sưu tập đồ sứ đại diện cho bốn dòng đồ sứ màu nổi tiếng của Nhật Bản vào thế kỷ 17-18 (gồm: Kakiemon, Imari, Kutani và Nabeshima) và sưu tập gương đồng Nhật Bản do dòng họ Fujiwara lừng danh ở Nhật Bản chế tác vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18.

Triển lãn còn giới thiệu các cổ vật của Việt Nam từng là những mặt hàng được thương nhân Nhật ưa chuộng; một số văn thư trao đổi giữa chính quyền chúa Nguyễn với chính quyền Nhật Bản vào đầu thế kỷ 17; những văn bản mua bán hàng hóa giữa thương nhân Nhật Bản với thương nhân Việt Nam và phiên bản 3 bức tranh cuộn nổi tiếng phản ánh mối quan hệ thương mại mật thiết Nhật - Việt trong các thế kỷ 17-18.

Triển lãm mở cửa từ nay đến ngày 5/5/2017; trong đó, miễn phí tham quan từ ngày khai mạc đến 26/3.

Một chiếc dĩa gốm Hizen của Nhật Bản thế kỉ XVII

Gương đồng Nhật Bản

Trầm hương ở Đàng Trong là một trong những mặt hàng được thương nhân Nhật Bản ưa chuộng thời bấy giờ.

Sừng tê giác ở Đàng Trong là một trong những mặt hàng được thương nhân Nhật Bản thời kì thương mại châu ấn thuyền tìm mua để nhập khẩu vào Nhật Bản

Tin: Đồng Văn

Ảnh: Phan Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh

Sau thời gian trưng bày ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, những tác phẩm thắng giải cuộc thi UOB Painting of the year 2023 đã được ban tổ chức đưa đến Huế để công chúng thưởng lãm. Ở đó những tác phẩm như đưa người xem lạc lối những khoảnh khắc dịu dàng đan xen giữa những rối ren, mệt mỏi của đời sống hiện đại.

Những ẩn hiện và thông điệp đời sống được đưa lên tranh
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

Triển lãm Mỹ thuật trẻ 2024 vừa diễn ra tại Trường đại học Nghệ thuật thu hút được rất nhiều sự chú ý của các họa sĩ trẻ và người yêu nghệ thuật với nhiều tác phẩm mới lạ. Giữa những tác phẩm đầy màu sắc, “Không Không Kó Không” của Hoàng Thanh Khiêm là một tác phẩm sắp đặt khá nổi bật, và càng đáng chú ý hơn nữa khi tác giả là một chàng trai trẻ sinh năm 2009.

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ
Return to top