ClockThứ Ba, 19/09/2023 11:58

Triển lãm hưởng ứng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

TTH.VN - Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023) và 118 năm khởi phát phong trào Đông Du (1905-2023), sáng 19/9, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức dâng hoa, dâng hương, trưng bày, triển lãm tại Khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu (119 Phan Bội Châu, TP. Huế).

Hue Matsuri 2023 thúc đẩy giao lưu văn hoá Việt - NhậtThừa Thiên Huế Huế góp vai trò quan trọng trong quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Nhật BảnGiao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ (thứ 3, từ trái) cùng các đại biểu cắt băng khai mạc không gian trưng bày, triển lãm

Đến dự, có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo người dân, du khách.

Ngay sau lễ dâng hoa, dâng hương, các đại biểu đã tham quan không gian trưng bày “Cuộc đời và sự nghiệp của chí sĩ Phan Bội Châu” và triển lãm “Tình bạn giữa Chí sĩ Phan Bội Châu - Bác sĩ Asaba Sakitaro và mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản” ngay tại không gian khu di tích.

Với hàng trăm hình ảnh, tư liệu, không gian trưng bày và triển lãm xoay quanh cụ Phan Bội Châu - nhà yêu nước, nhà tư tưởng, văn hóa lớn của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Mặc dù bị thực dân Pháp và tay sai luôn tìm cách phong tỏa, kìm kẹp nhưng tinh thần yêu nước của cụ luôn đầy nhiệt huyết và bất khuất. Cuộc đời hoạt động của cụ là hình tượng về tấm lòng kiên trung với đất nước, một tư duy nhạy bén của thời đại.

Một góc không gian trưng bày, triển lãm 

Cụ còn là sứ giả văn hóa giữa 2 quốc gia Việt Nam - Nhật Bản. Mối quan hệ thân thiết giữa Cụ Phan Bội Châu và Bác sĩ Asaba Sakirato đã trở thành cầu nối giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục giữa 2 nước, góp phần bồi đắp thêm mối quan hệ hữu nghị quốc tế Việt Nam - Nhật Bản.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, thông qua hoạt động này để tiếp tục tuyên truyền, quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu. Qua đó, góp phần đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng, nâng cao lòng tự hào dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, đồng thời củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản trong tương lai.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Đoàn nghệ thuật múa Trống Eisa Urakaji tham gia Festival Huế 2024

Với mong muốn lan tỏa nghệ thuật truyền thống Okinawa đến bạn bè quốc tế tại Festival Huế 2024, Đoàn nghệ thuật múa Trống Eisa Urakaji (Nhật Bản) sẽ mang đến các tiết mục mới kết hợp giữa trống và lân, tạo nên những điệu nhảy uyển chuyển và sống động khiến người xem không thể rời mắt.

Đoàn nghệ thuật múa Trống Eisa Urakaji tham gia Festival Huế 2024
Return to top