ClockThứ Bảy, 25/07/2020 20:52

Truyện Kiều của Nguyễn Du qua góc nhìn của Phật giáo

TTH.VN - Rất đông tăng ni, Phật tử, nhà nghiên cứu, chuyên gia văn học, giảng viên và người yêu văn chương đã có một buổi chiều thú vị khi được cư sĩ, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn thuyết trình về nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

Bản chép tay Truyện Kiều của hoàng gia triều NguyễnNguyễn Du và xứ Huế

Toàn cảnh buổi thuyết diễn

Buổi thuyết trình diễn ra vào chiều 25/7 tại khán phòng của Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế (15A Lê Lợi, TP. Huế) nhân kỷ niệm 200 năm ngày thi hào Nguyễn Du tạ thế.

Với chủ đề “Duyên nghiệp Thúy Kiều”, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn đã khái quát một góc nhìn riêng từ khía cạnh Phật giáo. Khác với góc nhìn bay bổng như nhà văn, nhà thơ hay khắc nghiệt như các nhà Nho, nhân vật Thúy Kiều ở khía cạnh Phật giáo được nhìn nhận trong “Nhân – Duyên – Quả”.

Ngoài ra, ông Sơn cũng giúp mọi người hiểu hơn Truyện Kiều qua thuyết nhân quả, nghiệp báo, thuyết vô thường, chữ Tâm và Hiếu trong cuộc đời đầy sóng gió, lận dận người phận người tài hoa nhưng bạc mệnh.

Tin, ảnh: P.T

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngỡ ngàng tinh hoa cổ ngọc

Chuyên đề triển lãm “Ngọc xuất danh sơn” với rất nhiều hiện vật được chế tác bằng ngọc quý do Bảo tàng đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn (114 Mai Thúc Loan, TP. Huế) trưng bày vào sáng 21/11 thu hút đông đảo giới nghiên cứu, giới sưu tầm cổ vật và công chúng.

Ngỡ ngàng tinh hoa cổ ngọc
Tranh Kiều trên pháp lam

Lần đầu tiên trong không gian cổ kính của cung An Định, người xem ngỡ ngàng khi được xem những bức tranh trên nền chất liệu độc đáo nhưng rất sang trọng, đó là pháp lam Huế. Và câu chuyện được kể trên những mảng màu ấy cũng đã rất quen thuộc với mọi người: Thúy Kiều.

Tranh Kiều trên pháp lam

TIN MỚI

Return to top