ClockChủ Nhật, 21/05/2023 07:13

Từ làng Sen đến Dương Nỗ

“Người mẹ Làng Sen”: Tái hiện quãng thời gian sâu đậm Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình ở Huế “Người mẹ làng Sen”- Câu chuyện thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Một tuần trước lễ kỷ niệm 155 năm ngày sinh của cụ bà Hoàng Thị Loan và 133 năm ngày sinh Bác Hồ, lần đầu tiên lễ hội Làng Sen cùng với chương trình nghệ thuật mang tên “Người mẹ làng Sen” được 2 tỉnh Nghệ An và Thừa Thiên Huế đồng tổ chức. Cũng trong dịp này, lần đầu tiên, đúng vào dịp kỷ niệm ngày sinh của Người, Thừa Thiên Huế tổ chức lễ hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm”.

Không phải ngẫu nhiên mà chương trình nghệ thuật mang tên “Người mẹ làng Sen” lại có sự kết nối giữa 2 vùng đất xứ Nghệ và xứ Huế. Làng Sen là quê hương của Bác Hồ. Dương Nỗ nơi xứ Huế không phải là nơi “chôn nhau cắt rốn” nhưng lại là nơi đã ôm ấp, nuôi dưỡng tuổi thơ trong những năm Người cùng cha và anh sinh sống và học tập (1898 - 1900). Nơi đây đã để lại những dấu ấn tình cảm sâu đậm, gắn liền với những dấu tích, như đình làng Dương Nỗ, nhà lưu niệm Dương Nỗ, bến đá...

Tôi thích “Người mẹ làng Sen”, câu chuyện được kể bằng nghệ thuật mang đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc về cụ bà Hoàng Thị Loan. Cùng với Nghệ An, Huế là nơi ghi đậm dấu ấn về người mẹ của Bác Hồ khi năm 1895 bà rời quê nhà, cùng chồng và hai con trai vào Huế sinh sống. Sống trong ngôi nhà nhỏ ở Thành Nội, bà Hoàng Thị Loan thức khuya và dậy sớm, quán xuyến việc gia đình, quay tơ dệt vải, chăm sóc con cái, giúp chồng yên tâm đèn sách.

Cũng tại nơi đây vào cuối năm 1900, bà qua đời khi mới 33 tuổi, sau khi sinh hạ người con thứ 4. Ngay từ năm 1922, mộ phần của cụ bà Hoàng Thị Loan đã được cải táng về quê nhà. Thế nhưng dấu tích mai táng ở Huế nơi triền phía tây núi Bân (núi Tam Tầng) vẫn còn được lưu giữ. Một nhà bia tưởng niệm đã được xây dựng vào năm 1990 và gắn liền là con đường mang tên Hoàng Thị Loan. Tôi vẫn thường qua lại nơi đây và cảm nhận được dấu xưa cùng những cảm tình sâu nặng của Cố đô dành cho thân mẫu Bác Hồ.

Sinh thời, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét: “Dùng cơm với Cụ hàng trăm lần, lần nào cũng thấy Cụ tém vén không để rơi một hạt cơm nào, bởi vì Cụ trọng công đức của người lao động đã làm ra hạt lạc, hạt gạo. Chuyện nhỏ, đức lớn hài hoà ở một con người”. Cách ăn mặc của Người cũng giản dị, thanh tao từ quần áo Người mặc, đôi dép cao su Người đi đều đã mang đậm dấu ấn cần, kiệm của văn hoá xứ Nghệ. Chợt như hiểu hơn, cùng làng quê xứ Nghệ là nơi “chôn nhau cắt rốn”, chính những trải nghiệm đầu đời ở một làng quê khác nơi chốn Kinh kỳ là Dương Nỗ, là lời giải vì sao dấu ấn văn hóa làng quê lại thấm sâu trong cốt cách và nếp nghĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Với những hoạt động nghệ thuật, như: lễ rước hoa sen; các triển lãm ảnh nghệ thuật “Nét đẹp Di sản Hồ Chí Minh”, “Tranh dân gian Việt Nam”; những trải nghiệm làm hoa sen giấy, in tranh, viết thư pháp, ẩm thực làng Dương Nỗ hay hội đua trải truyền thống… lễ hội làng Dương Nỗ lần đầu tiên được tổ chức là một sản phẩm văn hóa độc đáo, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đồng thời gắn với phát triển du lịch. Còn thêm một ý nghĩa sâu xa, tôi đã nghĩ rằng, “Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm” mang tới một cảm hứng mới trong khai thác những giá trị tinh thần và vật chất của di sản Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế.

Đan Duy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dương Nỗ, hành trình tháng 5

Hai trong bốn di tích nằm trong hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt nằm ở làng quê Dương Nỗ (xã Phú Dương, TP. Huế). Nhắc đến làng quê bình yên, trù phú này, người ta sẽ nhớ ngay về một giai đoạn ghi dấu chân của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, mà sau này chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Dương Nỗ, hành trình tháng 5
Dâng hoa sen lên Bác tại nhà lưu niệm ở Dương Nỗ

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ cùng đại diện một số sở, ban ngành và người dân, du khách đã tham gia lễ rước hoa sen và dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích quốc gia đặc biệt Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, TP. Huế) sáng 19/5.

Dâng hoa sen lên Bác tại nhà lưu niệm ở Dương Nỗ
Khai hội Dương Nỗ - hành trình tháng 5

Làng Dương Nỗ là một địa danh không thể thiếu trong trong tiểu sử của người Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất - Hồ Chí Minh.

Khai hội Dương Nỗ - hành trình tháng 5
Nhà sàn Bác Hồ- Di sản vô giá của dân tộc

Ngôi nhà sàn giản dị nằm giữa thủ đô Hà Nội đã trở thành nơi Bác sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Tại đây, Người đã tiếp tục lãnh đạo Nhân dân vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhà sàn Bác Hồ- Di sản vô giá của dân tộc
Dâng hoa sen lên Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lễ rước di ảnh Bác Hồ và hoa sen được tổ chức trang trọng sáng 17/5 tại làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, TP. Huế) – nơi gắn liền thời niên thiếu của Người.

Dâng hoa sen lên Chủ tịch Hồ Chí Minh

TIN MỚI

Return to top