ClockThứ Sáu, 01/09/2023 07:39

Tượng gỗ kể chuyện văn hóa Cơ Tu

TTH - Những khúc gỗ tưởng chừng như vô tri, vô giác qua đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, nhà điêu khắc đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật vô cùng đặc sắc, độc đáo, chuyển tải nét đẹp văn hóa đời sống của đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện vùng cao Nam Đông.

Lan tỏa nghệ thuật bài chòi vào trường họcNgười cao tuổi gìn giữ văn hóaKỷ niệm 100 năm Musée Khải Định-Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

 Nghệ nhân miệt mài với tác phẩm điêu khắc gỗ về văn hóa, con người Cơ Tu

Lần đầu tiên một trại sáng tác điêu khắc truyền thống dân tộc Cơ Tu được tổ chức tại huyện Nam Đông, nhưng thu hút sự tham gia của hàng chục nghệ nhân, nhà điêu khắc ở nhiều độ tuổi khác nhau trong và ngoài tỉnh. Có người là dân bản địa, có người là nghệ nhân ở tận Quảng Nam hay điêu khắc gia chuyên nghiệp đến từ Trường đại học Nghệ thuật (Đại học Huế).

Dưới cái nóng không mấy dễ chịu của mùa hè oi bức, các nghệ nhân miệt mài, cặm cụi theo từng chi tiết trên từng tác phẩm của mình. Nhà điêu khắc Phan Quang (Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế) dù đã tham gia không biết bao nhiêu trại sáng tác, nhưng vẫn tràn đầy cảm xúc khi lần đầu tiên tham dự trại sáng tác điêu khắc về đồng bào Cơ Tu ở huyện vùng cao Nam Đông.

Đưa những đường đục, nhịp đập để tạo hình cho tác phẩm, nhà điêu khắc này bảo rằng, dù đề tài xoay quanh con người, đời sống của đồng bào Cơ Tu nhưng để khai thác và tạo ra một tác phẩm ấn tượng là chuyện không hề đơn giản. Vì thế, anh phải tìm hiểu kỹ, làm sao tạo ra tác phẩm để người xem có cảm giác tươi mới, phản ánh được hơi thở cuộc sống của bà con Cơ Tu. “Sau hơn một tuần sáng tác, cả nhóm chúng tôi đã tạo tác được hàng chục tác phẩm. Hy vọng những tác phẩm này ít nhiều sẽ giúp bà con Cơ Tu nói riêng và huyện Nam Đông nói chung sẽ giới thiệu, quảng bá được nét đẹp của vùng đất, con người nơi đây”, nhà điêu khắc Phan Quang tâm sự.

Điểm đặc biệt ở trại sáng tác lần này là sự góp mặt của người dân bản địa. Họ sáng tác về chính vùng đất, con người và những trải nghiệm thực tế mà họ đã từng gắn bó, trải qua. Nghệ nhân Trần Văn Hinh (thôn 8, xã Thượng Long) là một trong những người như thế. Anh kể, khi được mời dự trại sáng tác đã rất háo hức để có thể phô diễn những gì mà bản thân nung nấu từ lâu. “Tôi là người Cơ Tu và tôi vui khi được tự tay mình điêu khắc những tác phẩm về nét đẹp văn hóa của con người, của quê hương nơi tôi sinh ra, lớn lên”, nghệ nhân Hinh thật thà.

Đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, nhà điêu khắc đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật vô cùng đặc sắc, độc đáo 

Những tác phẩm được anh Hinh sáng tác xoay quanh chim muông, thú vật quen thuộc với đời sống của người Cơ Tu. Và với nghệ nhân tuổi gần 50 này, qua những bức tượng gỗ ấy, anh muốn chuyển tải đến người xem và du khách xa gần hiểu hơn về một phần đời sống, nét đẹp của vùng cao Nam Đông. Vui hơn khi qua trại sáng tác lần này, anh Hinh cũng như nhiều bà con có cơ hội giao lưu, chia sẻ những kỹ năng cũng như kinh nghiệm trong việc sáng tác, lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống.

Không dừng lại, nhiều tác phẩm điêu khắc khác xoay quanh đề tài lao động sản xuất, tín ngưỡng được dùng trong trang trí nhà Gươl, nhà dài, nhà mồ và trong đời sống hằng ngày…, đã được các nghệ nhân, nhà điêu khắc khai thác một cách triệt để. Những tác phẩm khi hoàn thành được xếp dài cạnh nhau, tạo nên một bức tranh tổng thể, khắc họa được ít nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của người Cơ Tu trong đời sống từ xa xưa cho đến tận bây giờ.

Theo ban tổ chức, dù diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng có gần 150 tác phẩm được ra đời. Những tác phẩm này sẽ góp phần nâng cao ý thức cộng đồng về bảo tồn truyền thống văn hóa. Đồng thời, cũng giúp du khách có những trải nghiệm chân thật nhất khi tìm hiểu về giá trị di sản văn hóa truyền thống của người Cơ Tu.

Các tác giả sẽ được đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ theo quy định, được UBND huyện Nam Đông bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm do tác giả sáng tác. Đặc biệt hơn, những tác phẩm này được các tác giả tặng cho huyện để trưng bày tại vườn tượng làng văn hóa dân tộc Cơ Tu trong tương lai. “Chúng tôi hy vọng vườn tượng này sẽ sớm được hình thành để những tác phẩm này không chỉ tô điểm cho một không gian văn hóa mà xa hơn còn quảng bá, giới thiệu về một vùng đất, về một địa danh và trở thành điểm tham quan, du lịch hấp dẫn”, nhà điêu khắc Phan Quang chia sẻ.

Bài, ảnh: Nhật Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển

Thừa Thiên Huế đang nỗ lực xây dựng và phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch. Ngành du lịch cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan đang cố gắng tăng tốc để đạt được mục tiêu của Nghị quyết 04-NQ/TU đã được Tỉnh ủy ban hành.

Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển
Tìm giải pháp bảo tồn lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu

UBND huyện Nam Đông và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan sẽ khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin về lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu ở thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông. Điều này làm cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ, toàn diện một quy trình nghi lễ bỏ mả truyền thống cho công tác phục hồi, bảo tồn phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu.

Tìm giải pháp bảo tồn lễ bỏ mả truyền thống của người Cơ Tu
Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản

Hơn 20 năm kể từ khi được Quốc hội khóa X thông qua, Luật Di sản văn hóa đã thể chế hóa các quy định của Hiến pháp về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam.

Nền tảng phát huy các giá trị văn hóa, di sản
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Kỷ Niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô

Sáng 6/10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999-16/7/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Sự kiện do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Kỷ Niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô
Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới

Hãy tưởng tượng bạn bước vào cửa hàng tạp hóa địa phương và tìm thấy một món ăn nhẹ không chỉ thỏa mãn cơn thèm ăn, mà còn được thưởng thức món ăn thể hiện di sản văn hóa và hương vị địa phương. Hãy nghĩ đến khoai tây chiên vị phở Việt Nam hoặc đồ ăn nhẹ vị dưa chuột ở Trung Quốc, nơi người ta tin rằng đặc tính làm mát của loại củ quả này có thể chống lại sự nóng bức, khái niệm về ẩm thực tốt cho sức khỏe nổi tiếng trong truyền thống của Trung Quốc.

Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới

TIN MỚI

Return to top