ClockThứ Tư, 19/01/2022 14:41

Vượt qua khó khăn, thực hiện nhiều đề án, dự án bảo tồn di tích

TTH.VN - Sáng 19/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác năm 2022. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã đến dự.

Đổi mới mô hình, nâng cao đời sống người lao độngPhối hợp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa HuếDi tích Huế đón khách tham quan từ ngày 1/10Cùng nhau xây dựng sản phẩm mới trên nền tảng di sảnGiảm 50% giá vé tham quan di tích để kích cầu du lịch hậu COVID-19

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình trao bằng khen cho các cá nhân đạt thành tích trong năm 2021

Do dịch COVID-19, năm 2021 là năm đặc biệt khó khăn với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Lượng khách đến tham quan di tích Huế chỉ đạt trên 208 nghìn lượt, giảm 75,8% so với năm 2020. Doanh thu bán vé trên 19 tỷ đồng, đạt 16,5% so với kế hoạch.

Lượng khách tham quan giảm mạnh, nguồn kinh phí của đơn vị gặp khó khăn, nhiều công việc phải tạm dừng. Vì vậy, trung tâm chủ động cân đối, điều chỉnh giảm dự toán chi ngân sách năm 2021 từ 120 tỷ đồng xuống 85 tỷ đồng. Đồng thời, điều chỉnh sắp xếp công việc và nguồn nhân lực lao động phù hợp nhằm cân đối nguồn nhân lực giữa các bộ phận và đảm bảo khối lượng công việc cho người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Năm 2022, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tập trung vào một số chương trình, đề án quan trọng, như: hoàn thành đề án kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, đề án chuyển đổi số; tiếp tục nghiên cứu xây dựng đề án phát triển dịch vụ trên cơ sở phát huy giá trị di tích theo hướng xã hội hoá; xây dựng phương án tự chủ tài chính, chính sách lương theo vị trí việc làm.

Về triển khai đầu tư, chống xuống cấp di tích, trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với UBND TP. Huế đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng một số điểm do trung tâm quản lý thuộc Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế; đẩy nhanh tiến độ Quy hoạch Bảo tồn, tu bổ, phục hồi Quần thể Di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Đồng thời, dự kiến khởi công một số dự án, như: Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu (giai đoạn 1); bảo tồn, phục hồi thích nghi 2 nhà Cửu vị thần công; bảo tồn tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích lăng mộ Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ; chiếu sáng mỹ thuật di tích Ngọ Môn ở tầng 1 và tầng 2...

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ ĐỒNG LÂM:
Triển khai chương trình nâng cao hiệu quả logistics

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường xây dựng, Công ty CP Thương mại và Đầu tư Đồng Lâm đã cải thiện hệ thống logistics để đảm bảo việc giao hàng nhanh chóng và hiệu quả.

Triển khai chương trình nâng cao hiệu quả logistics
Những ý tưởng mới, táo bạo hướng đến Hội nghị thượng đỉnh Tương lai

Làm cho thế giới công bằng, an toàn và bền vững hơn dành cho tất cả mọi người là trọng tâm được thảo luận bởi các đại biểu tham dự, những người ủng hộ các ý tưởng mới, táo bạo được đưa ra tại phiên họp cuối cùng tại sự kiện “Ngày hành động” của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, với những thông điệp về hy vọng và thay đổi từ những người trẻ cho đến Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres.

Những ý tưởng mới, táo bạo hướng đến Hội nghị thượng đỉnh Tương lai
Khởi động chương trình Giáo dục di sản

Tô màu di sản và trò chơi trí nhớ nghệ thuật Huế với họa tiết truyền thống Việt Nam của triều Nguyễn là các hoạt động trong khuôn khổ chương trình “Giáo dục di sản” năm 2024 do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và tổ chức GEKE (Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức) hợp tác triển khai. Chương trình được tổ chức tại điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế và miễn phí toàn bộ đối với trẻ em.

Khởi động chương trình Giáo dục di sản

TIN MỚI

Return to top