ClockThứ Sáu, 14/10/2022 19:34

“Xứ thần kinh” xuôi phương Nam

TTH.VN - Đó là tên cuộc triển lãm của nhóm bốn họa sĩ trẻ đến từ Huế - xứ thần kinh vừa được khai mạc, giới thiệu đến người xem tại TP. Hồ Chí Minh vào chiều 14/10 ở không gian Mây Artspace - 36/70 Nguyễn Gia Trí (quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh).

Họa sĩ Huế đưa cuộc chơi nghệ thuật đi xaTriển lãm 35 tác phẩm của họa sĩ Huế tại TP. Hồ Chí MinhBa hoạ sĩ Huế “du xuân” đến Hà TĩnhVẽ hổ đón Tết Dần

Không gian triển lãm Xứ thần kinh

Bốn họa sĩ là Lê Hữu Long, Trần Hữu Nhật, Nguyễn Đức Nghĩa và Nguyễn Trung Kiên. Hơn 30 tác phẩm là những sáng tác với nhiều chất liệu khác nhau như sơn dầu, acrylic, tổng hợp…gần đây của bốn họa sĩ xứ Huế đưa người xem lạc vào một thế giới nội tâm sâu lắng nhưng vô cùng gần gũi trong hành trình duy trì sự tồn tại đầy cô độc và riêng tư.

Họa sĩ Lê Hữu Long lại mang đến một sự xáo động với biên độ còn lớn hơn khi chọn những gam màu có sức tương phản mạnh mẽ. Tác phẩm của anh chất chứa nhiều hình ảnh có tính tượng trưng khá dễ nhận ra, bù lại, sức gợi tả về ý lại nhiều hơn là về hình.

Với Trần Hữu Nhật, những tác phẩm trừu tượng đã truyền tải rõ ràng nhưng lại không thể nhìn thấy, chúng được cảm giác bằng cách mà trật tự và hỗn loạn cùng tồn tại. Trong khi đó Nguyễn Đức Nghĩa mang đến một hợp thể tồn tại khác của những cảm xúc bên trong khi sự sinh sôi của nó được phủ lên bằng một hình người rất thật.

Sau cùng, cũng với đối tượng là hình người, Nguyễn Trung Kiên gọi đó là người ngợm, nghĩa là nói về những thân xác người một cách có hàm ý. Đó có thể là sự rũ rượi trong cơn đau, cũng có thể là sự mục ruỗng trong tuyệt vọng, hoặc không gì cả.

Triển lãm kéo dài đến hết ngày 23/10.

N. Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Nguyen Van He’s Art Barracks – nơi tác phẩm được tạo bởi tàn tích chiến tranh

Nguyen Van He’s Art Barracks vừa là không gian sáng tác, vừa là tổ ấm của gia đình nghệ sĩ sinh hoạt hàng ngày. Cũng chính nơi này, nghệ sĩ Nguyễn Văn Hè – chủ nhân của không gian đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm nghệ thuật trên nền chất liệu do anh sưu tập được từ tàn tích của chiến tranh.

Nguyen Van He’s Art Barracks – nơi tác phẩm được tạo bởi tàn tích chiến tranh
Return to top