ClockThứ Năm, 28/11/2013 05:49

Tĩnh lặng Cát Tường Quân

TTH - “Tôi nghĩ, đây sẽ là một trong những nơi du khách đến để nghe tiếng chim hót, ngắm hoa nở, tìm sự thanh tịnh và tìm lại chính mình”, câu nói của nữ doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo về Tịnh cư Cát Tường Quân -“ngôi nhà thanh tịnh” mà bà đã để tâm hồn vào đó trong suốt 4 năm qua - khiến chúng tôi cảm thấy hào hứng…

Một buổi sáng đầy nắng. Giữa xanh tươi và tiếng vi vu của thông Thiên An, Cát Tường Quân hiện ra với màu xanh dịu dàng của hoa lá cỏ cây, màu nâu của gỗ, màu đỏ của mái ngói, cùng các chi tiết chạm trổ thanh thoát. Bà Thảo nói với chúng tôi, trong ngôi nhà rường, chúng ta không nên treo nhiều tranh bởi từng chi tiết chạm khắc đã là tranh... Chỉ tay lên những hoạ tiết tinh xảo và trang nhã trên cửa, trên mái và trên những bức vách của ngôi nhà Thượng năm gian hai chái, nơi dành thờ Phật và gia tiên, bà nói thêm: “Đôi bàn tay của người thợ Huế thật khéo léo và tài hoa, nhờ vậy Cát Tường Quân mới có được những ngôi nhà rường đẹp như tác phẩm nghệ thuật”.

Cát Tường Quân lung linh trong đêm
Đoàn du khách Bỉ tham quan Cát Tường Quân

Là một quần thể kiến trúc nhà rường được xây dựng theo hình chữ khẩu (口), vốn chỉ có cung vua và chùa chiền mới quy hoạch theo mô hình này, vì thế Tịnh cư Cát Tường Quân vừa mang vẻ trang nghiêm vừa có sự thanh tịch. Trên lối đi nhỏ về hướng nam đến nhà Thư viện, chúng tôi thấy bức tượng Đức nhị Tổ Huệ Khả với nụ cười hỷ xả. Bụi sen chuối nở hồng phía sau càng làm bức tượng trở nên sống động, gần gũi và níu giữ chân du khách.

Cây đào tiên lúc lỉu quả trong vườn
Bức tượng Đức Huệ Khả với nụ cười hỷ xả níu chân du khách

Nằm ở phía Nam là Thư viện - ngôi nhà rường ba gian hai chái. Điểm đặc biệt nhất ở đây là gian giữa - nơi trưng bức họa Đức Quán Thế Âm bằng bạc do Nghệ nhân Nguyễn Hữu Nhơn, Tộc trưởng tộc Kim hoàn Huế chế tác, và 4 tủ sách tiếng Việt - tiếng Anh với nhiều danh mục, từ kinh điển Phật giáo, Phật học, khoa học, chính trị, triết học, kinh tế, đến lịch sử, văn học... Đi tiếp về hướng Tây là ngôi nhà Thiền một gian hai chái - nơi tập thiền, yoga, đồng thời là nơi khách có thể nghỉ chân thư giãn uống trà, toạ đàm, hay nghe hoà nhạc. Nhà ăn ba gian hai chái ở hướng Bắc với nội thất hài hoà tiếp tục là một sự bất ngờ dành cho du khách. Những đồ vật dù rất nhỏở đây, như đồ sành sứ, đều được thiết kế riêng và được bày biện rất tinh tế. Đến Cát Tường Quân, nếu để ý sẽ thấy kiến trúc ở đây rất độc đáo, theo lối kiến trúc nhà bậc thang.

Một góc nhỏ bình yên ở Cát Tường Quân
Đồ sành sứ được bày biện tinh tế trong nhà ăn

Nếu như sự tinh tế của những ngôi nhà rường và vật dụng ở đó khiến du khách ngỡ ngàng thì những khu vườn bao quanh bốn phía đem lại cho du khách cảm giác ấm cúng, nhẹ nhàng và thư thái. Vườn thanh trà lúc lỉu trái, hoa nở đầy trên lối đi, cây hoa mộc tỏa hương thơm ngát và những nhành hoa lan thắm bên những bộ bàn ghế gỗ nhỏ bày rải rác, đỡ chân khách khi mỏi... “Ở Huế, người ta gọi nhà rường là nhà vườn, vì vậy không gian vườn rất được chú trọng. Nhà rường với vườn là một, giúp con người hoà quyện với thiên nhiên. Ở trong nhà rường, cái thân phải an và cái tâm phải tĩnh, nếu không thì chân vấp ngạch cửa, cái đầu đụng cột, đau lắm”, bà Thảo diễn giải dí dỏm và bộc bạch: “Tôi mở cửa Cát Tường Quân đón khách vì muốn giới thiệu một kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam mà đặc trưng là nhà vườn của Huế, giới thiệu văn hoá sống của người Việt đến người nước ngoài và mong, Cát Tường Quân là một dấu lặng trong cuộc đời đầy biến tấu của du khách”.

Bức họa Đức Quán Thế âm bằng bạc do Nghệ nhân Nguyễn Hữu Nhơn, Tộc trưởng tộc Kim Hoàn Huế chế tác
“Ở nhà rường, cái thân phải an và cái tâm phải tĩnh, nếu không thì chân vấp ngạch cửa, cái đầu đụng cột”

Nhưng trước hết, với nữ doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo, Cát Tường Quân là một công trình kiến trúc dành để tôn vinh vẻ đẹp Huế. 

Ngọc Hà
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Xe không chỉ để đi

Nghe chồng bảo sắm ô tô, chị ngơ ngác, mồm mắt tròn xoe, giọng như hụt hơi: “Đi đâu mà mua xe?”. Anh cười, cái đầu húi cua lắc nhẹ, vẻ khó hiểu cùng lời nghi vấn cao ngạo: “Sao hỏi ngớ ngẩn thế?”. Nói rồi, anh đưa mắt nhìn con đường trước nhà, với dãy ô tô nối dài, tít đến đằng xa.

Xe không chỉ để đi
Tự hào quốc hiệu Việt Nam

“Quốc hiệu Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá và linh thiêng của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của mỗi người dân nước Việt. Từ trong sâu thẳm tâm thức của mình, tôi tự hào là người Việt Nam”, nhà nghiên cứu Huế Dương Phước Thu đã chia sẻ như thế nhân kỷ niệm 220 năm quốc hiệu Việt Nam.

Tự hào quốc hiệu Việt Nam
Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản

Ngày 4/5, Trường Cao đẳng (CĐ) Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU của Tỉnh ủy, thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản
Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”

Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân (Phú Vang) diễn ra lễ khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024 do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế (thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế) phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức.

Khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi”
Return to top