ClockChủ Nhật, 03/03/2019 07:43

Giữ mạch cho Ca Huế

TTH - Một ngày đầu năm, tôi may mắn được nhà thơ Võ Quê “lỳ xì” món quà quý. Đó là hai cuốn sách về Ca Huế mà ông đã gom góp, thai nghén qua nhiều năm.

Cầm trên tay cuốn “Khổ luyện & Tài hoa” (Nhà xuất bản Thuận Hóa, in xong và nộp lưu chiểu tháng 1 năm 2019), cảm giác nặng trĩu.

Nặng không hẳn vì sách dày (gần 300 trang) mà bởi ở đó, cuộn lên dòng chảy Ca Huế, được kết nối, trao truyền bằng tài hoa, sự khổ luyện của những nghệ nhân, nghệ sĩ. Bắt đầu từ cụ Ưng Bình, cụ Bửu Lộc, cụ Nguyễn Hữu Ba, cụ Ngọc Yến, cụ Văn Lang… đến các mệ Mộng Điệp, mệ Kim Oanh, mệ Minh Mẫn, mệ Thanh Hương… cho đến Hồng Tuyết, Thanh Tâm, Diệu Liên, Minh Tâm… Chân dung 60 nghệ sĩ hiển hiện trên từng trang sách, vừa để làm tư liệu quí cho những ai muốn tìm hiểu về dòng chảy Ca Huế, vừa để vinh danh những người khổ luyện, cống hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật. Và ẩn trong dòng chảy ấy là tấm lòng của tác giả - kẻ phải lòng Ca Huế, mà cũng có thể gọi là “ông bầu” Ca Huế Võ Quê. Cuốn sách là những bài viết mà tư liệu, hình ảnh được ông dày công sưu tầm, như là máu thịt của một người hơn 40 năm sống cùng Ca Huế, diễn cùng các nghệ sĩ Ca Huế.

Trong câu chuyện với rất nhiều năng lượng trong ngày đầu năm ấy, không chỉ có sách. Còn nhiều thông tin nữa về Ca Huế. Là việc Ca Huế vừa có chuyến “xuất ngoại” trong chương trình thơ nhạc đặc biệt Lanterns hanging on the wind (Những chiếc lồng đèn treo vào ngọn gió) được phát sóng trên nhiều đài phát thanh của các trường đại học và các đài phát thanh công cộng ở Mỹ bắt đầu từ ngày mùng 7 Tết Kỷ Hợi. Là những chương trình giới thiệu Ca Huế cho các em học sinh sẽ được tiếp tục tổ chức trong một vài ngày tới. Và một mơ ước lớn. Là một ngày nào đó, Ca Huế sẽ được thế giới vinh danh. Một mơ ước mà ông và những người nặng lòng với di sản đang thầm lặng gom góp, ấp ủ.

Lần giở từng trang sách, tôi đã dừng lại rất lâu ở những dòng “gan ruột” trong lời nhà xuất bản. Rằng dòng chảy văn hóa đâu đó sẽ nghẽn lại, nếu không có sự trao truyền, tiếp nối. Dòng chảy ấy, còn đáng lo hơn, bị pha tạp nếu người trong cuộc dễ dãi chấp nhận, thỏa hiệp….Nhưng đáng lo hơn nữa, là không tiếp nhận một cách chọn lọc, sáng tạo những tinh hoa bên ngoài…

Lời từ sách, cũng là tâm huyết, trăn trở của “ông bầu” Ca Huế Võ Quê, với “ngọn lửa” Ca Huế vẫn cháy trong trái tim đã qua tuổi 70 của ông…

KIM OANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cho rừng thêm xanh

Phía tây Phong Điền bây giờ không còn đất trống, đồi trọc mà thay vào đó là những cánh rừng đã xanh hơn. Đây là kết quả của sự đoàn kết chung tay của ban, ngành chức năng và người dân trong việc trồng, quản lý và bảo vệ rừng thời gian qua.

Giữ cho rừng thêm xanh
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương

Thương hiệu ca Huế trên sông Hương nhìn chung đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của du khách thông thường. Trải nghiệm ca Huế trên sông Hương tạo được những ấn tượng khó phai, khiến văn hóa Huế thẩm thấu sâu hơn vào tâm hồn du khách phương xa. Dịch vụ ca Huế trên sông Hương dù vấp phải những ý kiến trái chiều, nhưng vẫn tiếp diễn đến hôm nay với tư cách là một sản phẩm du lịch độc đáo, giúp kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân Huế, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế du lịch tại địa phương.

Trăn trở quản lý ca Huế trên sông Hương
Sai sai, ngược ngược…

Tuần vừa rồi, tôi có dịp trở lại thành phố Đà Lạt, được thưởng thức đêm cồng chiêng dưới chân núi Langbiang huyền thoại - một trong những hoạt động được đánh giá là hấp dẫn nhất về đêm tại thành phố ngàn hoa.

Sai sai, ngược ngược…
Gian nan giữ rừng mùa lũ

Bảo vệ rừng (BVR) vốn lắm gian nan, nguy hiểm và càng nguy hiểm hơn khi các lực lượng phải băng rừng, vượt suối trong mùa mưa lũ để bảo vệ an toàn cho “lá phổi xanh”.

Gian nan giữ rừng mùa lũ
Return to top