ClockThứ Năm, 13/10/2011 16:35

Xuyến chi

TTH - Thoạt tiên, với một rung cảm khác lạ, mình click chuột vào màn hình của Đất Việt để trở lại cái vừa trôi qua. Với góc nhìn đã được kéo lại rất gần bằng tele, những cánh hoa trắng mang một vẻ thật khác, kiên định, kiêu hãnh và sau đó nữa, khi chỉ còn lại cánh hoa và đài hoa, thì lại là một vẻ bình thản, gai góc đến lì lợm…

Mà mình thích xuyến chi từ lúc nào nhỉ? Thuở ở Đống Đa, có những ngày mình và bé con dậy rất sớm làm một vòng quanh hồ và hái đầy một tay xuyến chi, loại hoa mà Xim lúc nào cũng náo nức gọi nó bằng một danh từ chung: hoa dại. Trong không gian vừa đủ rộng nhưng tôi tối của gian giữa, trên chiếc bàn nhỏ thâm thấp mé cửa sổ, xuyến chi có một ngày hiện diện với mùi hương mảnh khảnh. Cố lắm thì cũng đến chiều, trong chiếc bình bằng tre mà mình mang về từ một hội chợ xanh đã khá lâu, xuyến chi bắt đầu ngại ngùng héo rũ. Rất nhiều cánh trắng mỏng đã đậu lại trên mặt bàn. Bụi phấn nhỏ nhẹ chạm vào tay khi mình mang hoa đi… 

Nhưng hình như là không phải thế. Không phải chỉ là những ngày ở Đống Đa. Mình có mấy cái ảnh hai bé nhóc ngã nhoài ra bên vệ đường, nơi những bông xuyến chi dạt về một phía như đang khanh khách cười. Mình nhớ trên vạt đường tàu hồi còn ở Thanh, xuyến chi mọc mê mải và chẳng thèm nhìn ai. Cũng không biết là có phải loại cây mà ngày đó, chị mình vẫn cắt và bó lại thành từng túm để gọi ốc trên những mặt nước xâm xấp? Là những bó hoa mà thi thoảng, mình đã làm rớt lại trong những chiều tìm rau và cõng về đến trĩu cả lưng, khi vùng đất rộng phía sau lưng khu tập thể Đống Đa còn là cánh đồng, vẫn thảng thốt tiếng vịt kêu chiều và hoa súng tím nở buồn cả một tuổi thơ…
 
 
Chị mình có một cái truyện ngắn rất hay: Hoa xuyến chi. Mình biết chị cũng bị ám ảnh bởi xuyến chi. Hồi đó chị viết bằng tay, nên không còn bản gõ nữa. Mình nhớ là khi đưa nó cho Thái Ngọc San, anh ấy đã rất thích và Thanh Niên in sau đó mấy ngày. Hoa xuyến chi gọi chị cả một vùng ký ức. Nó cũng là tiếng ngân vừa trong trẻo, vừa thảng thốt khi chị nhìn cái eo thon của cháu gái  lần đầu mặc áo dài trắng đạp xe đến trường. Lúc ấy, khi nét chữ chạy đuổi nhau trên trang giấy, mình biết chị đã ngoái nhìn một thời thiếu nữ…
 
Ngày thường, mình vẫn ngang qua vệt xuyến chi nơi mé đường dẫn xuống ngã rẽ vào Phan Bội Châu. Bé con thi thoảng vẫn nhắc mẹ về việc không mang hoa dại về nhà nữa. Thật ra là mình vẫn thích. Thi thoảng vẫn không cưỡng lại việc buổi sáng lại cùng con gái tha thẩn nhặt hoa. Nhưng lại cứ thấy tồi tội khi phải rời hoa trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Thế nên, hay nhất là vẫn cứ chạy ngang qua và biết là xuyến chi vẫn ở đó... 
 
Đôi khi hoa xuyến chi hiện về trong giấc mơ, và khi ấy, mình trở lại với vùng đồi thấp ở Thuỷ Bằng, những ngày lớp văn của mình đi lao động hè. Hồi ấy, xuyến chi vụng về… 
 
Nhưng lúc này, khi ngồi ở đây, mình lại thấy xuyến chi gai góc, bình thản. Vậy thì cớ sao mình lại phải xa vắng?
 
Với một chút ít ngột ngạt, mình sẽ xem lại chùm ảnh đặc tả xuyến chi.
 

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn

Không chỉ tái hiện lại nghi thức rước bộ, lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) những năm gần đây được đánh giá diễn ra một cách văn minh, không còn tình trạng xả vàng mả ồ ạt xuống sông Hương như trước, các nghi thức phóng đăng, phóng sanh cũng được bãi bỏ.

Lễ hội điện Huệ Nam đẹp hơn, văn minh hơn
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Lắng nghe vườn Huế

“Tôi nghiên cứu nhà vườn như mối liên hệ giữa nghệ thuật với văn hóa Việt Nam, mối liên hệ sâu sắc với mảnh đất và tinh thần Huế. Nét văn hóa ẩn tàng vẫn còn tồn tại trong những giá trị và bản sắc Huế ngày nay”, Giáo sư (GS), kiến trúc sư (KTS) cảnh quan Kimberlee Stryker (Đại học California, Berkeley) đã nói như vậy trong nghiên cứu về vườn Huế: “Listening to the Gardens of Hue, Vietnam”, cách đây 25 năm.

Lắng nghe vườn Huế
Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã “bay về miền sáng”
Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Return to top