Thừa Thiên Huế cuối tuần Diễn đàn
Vẫn kỳ vọng
TTH.VN - Do điều kiện kinh tế cũng như điều kiện giao thông, dịch vụ đưa đón học sinh chưa phát triển, nên việc đi lại của con em (ít nhất là từ lớp 9 trở xuống) phần lớn là do phụ huynh đảm nhận. Thời gian đưa đón từ nhà đến trường, từ trường về nhà đã nhiều. Khoảng chục năm nay, việc học thêm “nở rộ” nên thời gian cuốn hút vào việc đưa đón con của phụ huynh càng tăng thêm. Không phải ai cũng muốn cho con đi học thêm. Nhưng 10 em thì có đến 7,8 em đi học thêm, những em không học thêm sẽ thua thiệt về kiến thức nên ai cũng cố gắng làm việc này. Vậy là thời gian của bố mẹ “chôn” vào đây không ít .
Quan sát thấy ít có nước nào lo cho con cái như người Việt Nam ta. Lúc nhỏ lo ăn lo học. Lớn lên lo công ăn việc làm, dựng vợ gả chồng. Thêm nữa là lo cho cháu. Cũng có nhiều trường hợp lo cả cháu lẫn con ( vì lương không đủ sống). Vậy là ai cũng gắng dành dụm tích lũy. Đôi khi giật mình nhận ra cả đời chỉ lo và lo. Không dành cho mình được bao nhiêu. Có người bảo lo cho con cháu, dù cả đời, phải xem là được chứ không phải mất. Điều này không sai. Nhưng có một điều là các bậc cha mẹ ở Việt Nam ta mang một gánh nặng quá lớn. Ở nhiều nước phát triển, nhiều việc cho trẻ em được chính phủ chia sẻ. Khi nhỏ thì tạo điều kiện có một môi trường học tập tốt. Khi sinh viên được chính phủ cho vay để học và trả dần sau khi ra làm việc. Nếu vẽ một biểu đồ cho “sự lo” thì bố mẹ ở các nước phát triển lo khoảng 18- 20 năm thì bố mẹ là người Việt Nam đôi khi là 20 – 25 năm.
Nguyên Lê