ClockThứ Năm, 06/07/2017 14:07

Vi phạm kinh tế hơn 42.000 tỷ đồng, phát hiện 7 đối tượng tham nhũng

Trong 6 tháng đầu năm, với gần 39.000 cuộc thanh, kiểm tra, ngành thanh tra đã phát hiện hơn 42.000 tỷ đồng vi phạm về kinh tế và đã chuyển cơ quan điều tra xử lý 23 vụ việc, 49 đối tượng. Riêng liên quan đến tham nhũng, phát hiện được 4 vụ với 7 đối tượng.

Báo cáo của Thanh tra Chính phủ phục vụ cho phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 vừa diễn ra cho hay, trong 6 tháng đầu năm, toàn ngành đã tiến hành tới 1.891 cuộc thanh tra hành chính và 36.580 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm về kinh tế 42.109 tỷ đồng và 168 ha đất, song mới chỉ kiến nghị thu hồi 8.875 tỷ đồng và 80 ha đất. Cơ quan thanh tra cũng đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý 33.235 tỷ đồng và 88 ha đất, ban hành 26.331 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 6.992 tỷ đồng.

Đáng chú ý, với những vi phạm nói trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 259 tập thể, 2 cá nhân và chuyển cơ quan điều tra xử lý 23 vụ việc, 49 đối tượng.

Ngành thanh tra cho rằng, số vụ tham nhũng bị phát hiện còn ít. Ảnh minh họa: Ngọc Diệp

Về công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, qua kiểm tra nội bộ đã phát hiện 1 vụ, 3 đối tượng tại địa bàn Sóc Trăng. Cộng với hoạt động thanh tra, phát hiện thêm 3 vụ, 4 đối tượng tham nhũng và liên quan đến tham nhũng (tại An Giang có 1 vụ với 3 đối tượng; Hà Giang có 1 vụ, 1 đối tượng và Sóc Trăng có 1 vụ).

Trước Chính phủ, ngành thanh tra tự nhận xét: Công tác phòng, chống tham nhũng chưa được tập trung cao, còn thiếu quyết liệt, tình hình tham nhũng chưa được đẩy lùi, còn phức tạp, một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng triển khai chưa tích cực và chưa phát huy hiệu quả thực tế.

Bên cạnh đó, việc phát hiện, xử lý tham nhũng qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế, số vụ việc phát hiện còn ít.

Công tác phối hợp nắm bắt, nhận định tình hình, trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị về công tác phòng, chống tham nhũng đôi khi còn thiếu chủ động. Việc xử lý đơn thư tố cáo, thông tin phản ánh về tham nhũng phục vụ công tác quản lý Nhà nước và phát hiện hành vi tham nhũng còn lúng túng, nhiều vướng mắc

Về thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, theo báo cáo, các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội. Đến nay đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện tại 553 cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các vi phạm.

Các cấp, các ngành cũng đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác 1.347 cán bộ, công chức, viên chức.

Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm, công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra còn có những hạn chế nhất định, hoạt động thanh tra hành chính chưa chú trọng thanh tra công vụ, chưa đi sâu làm rõ trách nhiệm trong thực hiện chính sách, pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ, công chức...

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Một trong những giải pháp quan trọng mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặt ra là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) để ngăn ngừa, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) ngay từ sớm, từ xa, tránh bị động...

Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
Tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chỉ đạo như vậy tại buổi nói chuyện với cán bộ, công chức ngành Thanh tra tỉnh về định hướng xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, diễn ra chiều 22/1.

Tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm
Ngành thanh tra
Cần nghiệp vụ tinh thông, đạo đức trong sáng, làm việc công tâm

Ngày 29/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến, tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của ngành Thanh tra. Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong; tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương và đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tham dự.

Cần nghiệp vụ tinh thông, đạo đức trong sáng, làm việc công tâm
Return to top