ClockThứ Sáu, 17/03/2017 13:06

Vóc dáng đô thị

TTH - Sau 20 năm chia tách, bộ mặt đô thị Sịa có nhiều khởi sắc. Nhiều tuyến đường mới được mở rộng, hạ tầng dân sinh được đầu tư.

Hạ tầng giao thông được đầu tư bài bản tại thị trấn Sịa

Bây giờ, đường về không còn xa. Ai thích đông vui, theo Quốc lộ 1A ra cầu An Lỗ rồi rẽ phải xuôi bờ bắc sông Bồ; riêng tôi vẫn chọn cung đường quen thuộc qua cầu Bạch Yến rồi cứ thế thẳng tiến. Chưa đầy 30 phút, Sịa đã hiện ra trước tầm mắt. Sau khi tuyến đường Nguyễn Chí Thanh được đầu tư mở rộng lên 12m, khoảng cách giữa TP.Huế và thị trấn Sịa ngắn lại.

Nhiều tuyến đường trung tâm huyện lỵ và vùng phụ cận khác  được đầu tư, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Giao thông thuận lợi, nhiều tuyến xe buýt, xe khách từ Huế về Sịa hình thành. Nhiều chi nhánh, cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng, nội thất, đồ điện tử, điện máy mở rộng về tuyến huyện, góp phần tạo nguồn thu cho địa phương.

Trên cơ sở thực hiện đề án quy hoạch trung tâm huyện lỵ, thị trấn Sịa đã công bố quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết trung tâm của thị trấn đến năm 2020. Trong đó, thành tựu lớn nhất là việc xây dựng thành công tuyến đường giao thông nội thị băng rú cát lên phía tây qua Quảng Vinh, Quảng Thái…nối với Quốc lộ 1A, hình thành tuyến vận tải nối liền với Huế và các vùng phụ cận, đảm bảo giao thông trong mưa lũ. Cùng với đó, việc nâng cấp chỉnh trang cơ sở hạ tầng, xây dựng đường Nguyễn Chí Thanh nối liền Sịa với Huế, các tuyến đường nối liền thị trấn với Quảng Lợi giúp khai thông các con đường huyết mạch. Từ đây, mục tiêu kiến thiết hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại của Sịa để thoát khỏi cảnh chia cắt, cô lập của một thị trấn vùng sâu cơ bản được đáp ứng.  

Ông Lê Văn Lật, Bí thư Đảng ủy thị trấn Sịa nhớ lại: Ngày đầu mới chia tách, kinh tế xã hội lẫn hạ tầng rất khó khăn. Toàn huyện chỉ có 2 tuyến đường chính là Tỉnh lộ 11A, Tỉnh lộ 4 nối trung tâm huyện với thành phố Huế, còn lại chủ yếu là đường đất, dân cư thưa thớt, phương tiện giao thông thô sơ. Rác thải chưa được thu gom, nhiều điểm công cộng trở thành bãi chứa rác.

Sau tháng 3/1997, khi thị trấn Sịa được thành lập, diện mạo đô thị ngày càng hiện rõ. Các công trình tạo điểm nhấn được xây dựng như nhà văn hóa huyện, các công trình giao thông.

Theo ông Hồ Đăng Dũng, Chủ tịch UBND thị trấn Sịa, trong những năm đầu chia tách, thị trấn tổ chức di dời hơn 10.000 ngôi mộ để quy hoạch xây dựng một số công trình trọng điểm về giao thông. Cầu Vĩnh Hòa và tuyến đường nam bắc cầu Vĩnh Hòa; tuyến đường nối trung tâm huyện lỵ với TP. Huế qua Quảng Thọ; một số công trình công cộng khác cũng đã được xây dựng như cầu Đan Điền, Công viên tượng đài giải phóng; công viên Đại tướng Nguyễn Chí Thanh …. Sự hoàn thiện từng bước hệ thống các công trình trọng điểm trên góp phần quan trọng vào việc chỉnh trang đô thị, đặt nền móng cho sự phát triển lâu dài về sau của thị trấn Sịa.

Địa phương cũng mạnh dạn thực hiện chính sách đổi đất lấy hạ tầng, từ đó nhiều vùng quy hoạch, khu dân cư mới mọc lên, hình thành những khu vực dân cư kiểu mẫu. Khu dân của tổ dân phố Vĩnh Hòa được xem là khu dân cư kiểu mẫu khi vỉa hè, cây xanh, hệ thống chiếu sáng… đều được đầu tư bài bản. Nhà cửa bắt đầu được xây dựng theo quy chuẩn, tạo sự thống nhất, đồng bộ, minh chứng hiệu quả cho công tác quy hoạch.

Ông Hồ Đăng Dũng cho biết, từ nguồn chi ngân sách Nhà nước và sự đóng góp của Nhân dân, tổng giá trị đầu tư kiến thiết cơ sở hạ tầng trên địa bàn thị trấn không ngừng tăng lên. Nếu giai đoạn 2001-2005 chỉ là  32,1 tỷ đồng thì giai đoạn 2005-2010 đã lên đến 212 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên 982 tỷ đồng trong giai đoạn 2010 – 2015.

Là người trực tiếp chứng kiến những đổi thay của xã Quảng Phước trước đây và sau này là thị trấn Sịa, ông Trần Tuấn, người dân thị trấn Sịa không giấu được xúc động khi kể cho chúng tôi về những khó khăn ngày đầu chia tách. Trong ký ức ông vẫn còn y nguyên những con đường lầy lội và cảm giác bất lực khi mỗi mùa lũ đến, khu vực này lại trở thành "ốc đảo". Rồi ánh mắt sáng rực khi ông kể về những đổi thay của Sịa.

Ông Tuấn tự hào: “Thị trấn Sịa hôm nay khác lắm. Hạ tầng khang trang với những tuyến đường lớn, vỉa hè, hệ thống chiếu sáng, cây xanh, những con phố mang tên những danh nhân… tạo nên không gian đô thị sinh động. Đời sống, nếp nghĩ của người dân cũng thay đổi, tiến bộ và năng động lên rất nhiều”.

Sau 20 năm chia tách, hiện, tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất của thị trấn Sịa đạt 13,29% năm; dịch vụ – tiểu thủ công nghiệp bình quân mỗi năm tăng trên 18%, doanh thu thương mại - dịch vụ tăng trên 51%. Toàn thị trấn có hơn 32 doanh nghiệp (tăng hơn 6 lần); tổng vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn đạt 250 tỷ đồng/năm. Từ thu ngân sách bình quân đạt thấp (năm 1997 đạt 2,5 tỷ đồng), nay  con số này đã tăng trưởng bình quân 35%/ năm (năm 2016 đạt trên 19 tỷ đồng). Thu nhập bình quân đầu người từ 8 triệu đồng/năm đến nay đạt 37,5 triệu đồng/người/năm.

Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư hạ tầng cảng biển

Với lợi thế có hơn 128km đường bờ biển cùng hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, chú trọng các dự án (DA) đầu tư vào hạ tầng cảng biển, hạ tầng khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - đầm phá.

Đầu tư hạ tầng cảng biển
Vướng mặt bằng, nhiều gói thầu dự án hạ tầng du lịch gặp khó

Dù đã gia hạn tiến độ hoàn thành, nhưng đến nay nhiều hạng mục thuộc các gói thầu của Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng - giai đoạn 2, dự án thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch), vẫn chưa thể thi công do chưa có mặt bằng.

Vướng mặt bằng, nhiều gói thầu dự án hạ tầng du lịch gặp khó
Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
“Hạt nhân” của miền Trung

Nghị quyết 26, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị định hướng cho Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Thừa Thiên Huế - thành phố văn hóa di sản nằm giữa khu vực miền Trung với những tiềm năng, lợi thế riêng có đang đứng trước nhiều cơ hội để thúc đẩy kinh tế toàn vùng.

“Hạt nhân” của miền Trung

TIN MỚI

Return to top