ClockThứ Ba, 14/09/2021 14:51

Vốn giải quyết việc làm: Trợ lực giúp người dân A Lưới vượt khó

TTH - Thông qua nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm (GQVL) do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện A Lưới triển khai, mỗi năm có hơn 100 lao động trên địa bàn có cơ hội việc làm, tăng nguồn thu nhập. Cũng từ nguồn vốn này, trong 2 năm diễn ra dịch COVID-19, người dân vẫn vững vàng trong phát triển kinh tế gia đình.

A Lưới: Trao nhiều phần quà cho người nghèo và khu cách lyChốt biên phòng giúp người dân A Lưới thu hoạch lúaA Lưới chuyển nhiều tấn nông sản hỗ trợ người dân miền Nam

Nhờ nguồn vốn vay, ông Đoàn Thanh Bình đầu tư phát triển sản xuất chăn nuôi

Dù khó khăn do dịch bệnh song gia đình ông Đoàn Thanh Bình, thôn Hương Phú, xã Hương Phong vẫn có thu nhập ổn định nhờ đầu tư phát triển đàn bò, mang lại thu nhập khá cao mỗi năm.

Theo ông Bình, trong thời gian diễn ra dịch COVID-19, bản thân không có việc làm ổn định. Ông đã tìm đến Hội Nông dân (HND) xã, tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) từ nguồn vốn ủy thác của NHCSXH qua kênh HND để vay vốn phát triển kinh tế. HND xã tiến hành bình xét và NHCSXH huyện tạo điều kiện cho vay từ chương trình vay vốn GQVL với số tiền 90 triệu đồng.

Có nguồn vốn vay cùng với vốn tự có, ông Bình mua đàn bò giống về chăn thả. Sau hơn một năm rưỡi chăn nuôi theo quy trình được hướng dẫn bài bản, đàn bò phát triển tốt. Đến nay, đàn bò của gia đình ông Bình phát triển được 22 con, trong đó có 8 con cái đang mang thai. Theo tính toán, bình quân mỗi năm đàn bò mang lại thu nhập gần 100 triệu đồng. Từ nguồn phế thải trong chăn nuôi, ông mạnh dạn phát triển các mô hình trồng trọt, tạo việc làm và thu nhập cho các thành viên trong gia đình.

Không riêng gì ông Bình, từ nguồn vốn vay của NHCSXH huyện, nhất là nguồn vốn vay GQVL đã giúp người dân A Lưới ổn định sản xuất, kinh doanh (SXKD) trong tình hình khó khăn do dịch bệnh.

Ông Nguyễn Dũng, Chủ tịch HND xã Hương Phong cho biết, dịch COVID-19 suốt gần 2 năm qua tác động không nhỏ đến việc làm của người dân khiến nhiều nông dân trên địa bàn xã giảm thu nhập, đời sống gặp khó khăn. Nhiều lao động làm ăn xa cũng về địa phương tìm kiếm cơ hội làm ăn ổn định đời sống nên rất cần các nguồn vốn để phát triển SXKD. Trước khó khăn đó, nguồn vốn vay của NHCSXH, nhất là nguồn vốn GQVL đã giúp bà con đầu tư chăn nuôi, trồng trọt, phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng rừng…, giúp địa phương tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Hiện HND xã Hương Phong đang nhận nguồn vốn ủy thác từ NHCSXH huyện với dư nợ trên 2,2 tỷ đồng, trong đó riêng nguồn vốn cho vay GQVL chiếm gần 1 tỷ đồng. Để phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, HND thường xuyên giới thiệu các cách làm hay, những mô hình đầu tư vốn vay tốt tại các buổi họp tổ, hội để chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng. Nhờ vậy, hiệu quả trong sử dụng tín dụng chính sách nói chung và chương trình cho vay GQVL khá tốt.

Thực tế cho thấy, chương trình cho vay GQVL của NHCSXH đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện A Lưới có thêm nguồn lực phát triển các mô hình kinh tế. Nhiều hộ dân đã tiếp cận được nguồn vốn để đầu tư mở rộng SXKD, đặc biệt hộ đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Tính đến nay, dư nợ cho vay của chương trình này trên toàn huyện A Lưới là 13,5 tỷ đồng, với 328 hộ vay, không có tình trạng nợ quá hạn.

Theo ông Lê Quang Thắng, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện A Lưới, để nguồn vốn tiếp tục sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, NHCSXH huyện bám sát các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hướng đầu tư tín dụng vào các mô hình, dự án mang tính xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn...

Bài, ảnh: Hoàng Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập

Những năm qua, các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối với người khuyết tật (NKT) nói riêng trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt, tạo điều kiện cho NKT vượt qua khó khăn, trở ngại để vươn lên sống độc lập, hoà nhập với cộng đồng.

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

TIN MỚI

Return to top