Thế giới

WHO hướng tới loại trừ bệnh sốt rét ở 25 quốc gia

ClockThứ Năm, 22/04/2021 14:47
TTH.VN - Trước thềm Ngày Sốt rét Thế giới (25/4), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh, việc loại trừ căn bệnh cướp đi khoảng 400.000 sinh mạng mỗi năm trên toàn cầu là một "mục tiêu khả thi cho tất cả các quốc gia".

Công bố vaccine chống sốt rét đầu tiên trên thế giớiPháp kêu gọi gây quỹ 14 tỷ USD cho Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét

Người dân tại Ouagadougou, Burkina Faso uống thuốc phòng bệnh sốt rét. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo cơ quan y tế của Liên Hiệp quốc (LHQ), ngày càng có nhiều quốc gia đang đẩy lùi bệnh sốt rét, trong bối cảnh tổ chức này đưa ra một sáng kiến ​​giúp loại bỏ căn bệnh chết người này ở thêm 25 quốc gia đến năm 2025.

Thông qua một sáng kiến ​​được đưa ra vào năm 2017, WHO cho biết đã hỗ trợ 21 quốc gia trong nỗ lực nhằm đưa số ca sốt rét của các quốc gia này về con số 0 đến năm 2020. 8 trong số những quốc gia đó đã thành công trong việc báo cáo không có trường hợp bản địa mắc bệnh sốt rét ở người đến cuối năm ngoái, bao gồm Trung Quốc, Iran, và Paraguay.

WHO cho hay, hiện họ đã xác định được một nhóm mới gồm 25 quốc gia, bao gồm một số quốc gia thuộc nhóm trước đó, và một số quốc gia mới được bổ sung, với tiềm năng loại trừ căn bệnh sốt rét trong thời hạn 5 năm, đến năm 2025. Nằm trong số các quốc gia trong nhóm mới là Guatemala, Honduras, Triều Tiên, và Thái Lan.

Trong một tuyên bố, cơ quan y tế LHQ nói thêm: “Các quốc gia này sẽ nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật chuyên biệt, khi họ nỗ lực hướng tới mục tiêu không còn ca sốt rét nào”.

Trước đó, trong một báo cáo thường niên về bệnh sốt rét được công bố hồi tháng 11 năm ngoái, WHO ước tính khoảng 229 triệu người đã mắc căn bệnh do muỗi truyền này vào năm 2019. Ngoài ra, hơn 90% trường hợp tử vong do bệnh sốt rét được ghi nhận ở khu vực châu Phi, phần lớn là ở trẻ nhỏ, ở mức hơn 265.000 ca.

Cũng theo WHO, mặc dù tình hình ở mỗi quốc gia là khác nhau, hầu hết những quốc gia không ghi nhận ca sốt rét nào là những quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu mạnh mẽ, giúp đảm bảo khả năng tiếp cận rộng rãi với các dịch vụ dự phòng, chẩn đoán, cũng như điều trị.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4/2024

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhằm hoàn tất một hiệp ước về đại dịch trong thời gian từ ngày 29/4 - 10/5 tới đây. Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần thảo luận chuyên sâu do các quốc gia chủ trì về những chủ đề quan trọng nhằm giúp tất cả các quốc gia trên thế giới chuẩn bị tốt hơn, cũng như có khả năng ứng phó một cách hiệu quả và công bằng trước các đại dịch trong tương lai.

Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4 2024
Return to top