Thế giới

Đàm phán hoàn tất “hiệp ước đại dịch” sẽ được nối lại vào tháng 4/2024

ClockThứ Bảy, 30/03/2024 06:33
TTH - Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán nhằm hoàn tất một hiệp ước về đại dịch trong thời gian từ ngày 29/4 - 10/5 tới đây. Quyết định này được đưa ra sau 2 tuần thảo luận chuyên sâu do các quốc gia chủ trì về những chủ đề quan trọng nhằm giúp tất cả các quốc gia trên thế giới chuẩn bị tốt hơn, cũng như có khả năng ứng phó một cách hiệu quả và công bằng trước các đại dịch trong tương lai.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus coronaWHO: Mỗi USD đầu tư vào cuộc chiến chống bệnh lao sẽ mang lại lợi ích 39 USD

 Người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại một điểm tiêm phòng ở tiểu bang Washington, Mỹ.  Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trước đó, cuộc họp lần thứ 9 của Cơ quan đàm phán liên chính phủ (INB) đã được bắt đầu từ ngày 18/3 và kết thúc vào ngày 28/3. Các nhà đàm phán đã thảo luận về tất cả những điều khoản trong dự thảo hiệp ước, bao gồm tài chính đầy đủ cho việc chuẩn bị sẵn sàng trước đại dịch, tiếp cận công bằng các biện pháp ứng phó y tế cần thiết trong đại dịch và tăng cường lực lượng lao động y tế.

“Các quốc gia thành viên hoàn toàn nhận thức được tầm quan trọng của “hiệp ước đại dịch” trong việc bảo vệ các thế hệ tương lai khỏi những đau khổ mà chúng ta đã phải chịu đựng trong đại dịch COVID-19. Tôi cảm ơn họ vì những cam kết rõ ràng trong việc tìm ra điểm chung và hoàn tất hiệp ước lịch sử này kịp thời cho kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA)”, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.

Việc nối lại các cuộc đàm phán vào tháng tới sẽ là một cột mốc quan trọng trước thềm kỳ họp WHA lần thứ 77, bắt đầu từ ngày 27/5, tại đó các quốc gia thành viên dự kiến sẽ xem xét văn bản đề xuất của “hiệp ước đại dịch” đầu tiên trên thế giới để thông qua.

“Các chính phủ đều thừa nhận rõ ràng mục tiêu của một hiệp ước về đại dịch là chuẩn bị cho thế giới để ngăn chặn và ứng phó với các đại dịch trong tương lai, được xây dựng trên sự đồng thuận, đoàn kết và công bằng”, bà Precious Matsoso, đồng Chủ tịch INB nhận định.

Trong khi đó, ông Roland Driece, đồng Chủ tịch INB cho rằng: “Các chính phủ đã nói rõ rằng, chúng tôi không thể không đạt được hiệp ước tại kỳ họp WHA tiếp theo, nhằm giúp thế giới khỏe mạnh hơn, công bằng hơn và an toàn hơn trước các đại dịch. Chúng tôi đang ở giai đoạn cuối cùng và cam kết tối đa hóa các cuộc đàm phán còn lại để đạt được kết quả mà cả thế giới đều mong muốn”.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ WHO)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top