Thế giới Thế giới
World Bank: Nam Á dự báo đối mặt suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong 40 năm qua
TTH - Trong một báo cáo về kinh tế tập trung vào khu vực Nam Á phát hành ngày 12/4, Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo rằng, Ấn Độ và các quốc gia Nam Á khác có thể sẽ phải chứng kiến mức tăng trưởng tồi tệ nhất trong vòng 4 thập kỷ qua vào năm 2020, do sự bùng phát của đại dịch COVID-19.
Người dân Nam Á phải đối mặt với những thiệt hại nghiêm trọng do đại dịch COVID-19. Ảnh: Getty Image/TTXVN
Theo đó, khu vực Nam Á (gồm 8 quốc gia) được dự báo sẽ tăng trưởng kinh tế từ 1,8% - 2,8% trong năm nay, giảm so với mức dự báo 6,3% được đưa ra vào 6 tháng trước, World Bank cho biết.
Ấn Độ, nền kinh tế lớn nhất khu vực, dự kiến sẽ tăng trưởng từ 1,5% - 2,8% trong năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/4/2020, thấp hơn nhiều so với mức tăng 4,8% - 5% trong năm tài chính vừa kết thúc vào ngày 31/3 vừa qua. Những tín hiệu phục hồi có thể nhìn thấy được vào cuối năm 2019 đã bị che mờ bởi các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay do đại dịch COVID-19, báo cáo của World Bank nêu rõ.
Tương tự Sri Lanka, Nepal, Bhutan và Bangladesh cũng sẽ chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng trong tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, Pakistan, Afghanistan và Maldives thậm chí dự báo có thể rơi vào suy thoái, dựa trên dữ liệu quốc gia được ghi nhận vào tuần trước.
World Bank cho biết, các biện pháp được thực hiện để ngăn chặng sự lây lan của dịch bệnh đã khiến hàng triệu người trong khu vực mất việc làm, gây gián đoạn hoạt động của các doanh nghiệp lớn nhỏ và phá vỡ chuỗi cung ứng trên khắp Nam Á.
Để giảm thiểu những tổn thất kinh tế ngắn hạn, World Bank kêu gọi các nước trong khu vực có thêm các bước đi tài chính và tiền tệ để hỗ trợ người lao động nhập cư thất nghiệp, cũng như xóa nợ cho các doanh nghiệp và cá nhân.
“Ưu tiên cho tất cả các chính phủ Nam Á là ngăn chặn sự lây lan của virus và bảo vệ người dân, nhất là những người nghèo phải đối mặt với thiệt hại kinh tế và sức khỏe nghiêm trọng hơn”, ông Hartwig Schafer - quan chức cấp cao của World Bank nhận định.
TỐ QUYÊN
(Lược dịch từ Reuters)
- Lào phong toả thủ đô do số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến (23/04)
- Thông điệp liên bang thể hiện rõ tầm nhìn đối nội, đối ngoại của nước Nga (22/04)
- WHO hướng tới loại trừ bệnh sốt rét ở 25 quốc gia (22/04)
- 40 nhà lãnh đạo thế giới nhận lời mời dự Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Mỹ (22/04)
- Tàu ngầm Indonesia có thể gặp sự cố trước khi mất kiểm soát (22/04)
- Indonesia gấp rút chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN (22/04)
- Trái đất đối mặt nhiều nguy cấp, nhưng vẫn còn hi vọng phục hồi (22/04)
- Giới nhà giàu các nước Mỹ Latin đổ xô tới Mỹ để được tiêm vaccine Covid-19 (21/04)
-
Năng lực tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi ở ASEAN đến năm 2025
- Anh triển khai nhóm chuyên gia chuẩn bị cho những đại dịch tương lai
- WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới
- ASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU
- Philippines ban hành cảnh báo đối với siêu bão Surigae
- Nhật Bản: Xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất kể từ cuối năm 2017
- Nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt mức tiền đại dịch vào năm 2021
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Ô nhiễm nhựa ngày càng đáng báo động
- Thách thức và cơ hội để trở thành điểm đến bền vững, nhìn từ Singapore
-
Châu Á là khu vực đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu
- Ấn Độ thực thi một loạt biện pháp đối phó số ca Covid-19 tăng nhanh
- Việt Nam có thể chiếm 4% tổng xuất khẩu điện tử toàn cầu vào năm 2025
- WHO nhận định thế giới có thể kiểm soát đại dịch trong những tháng tới
- ASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU
- Năng lực tái tạo sẽ tăng gần gấp đôi ở ASEAN đến năm 2025
- Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ
- Dù có vaccine, ngành hàng không toàn cầu vẫn chưa trở lại mức năm 2019
- Hôm nay, Tổng thống Nga V.Putin đọc thông điệp liên bang năm 2021
- Anh triển khai nhóm chuyên gia chuẩn bị cho những đại dịch tương lai