ClockThứ Tư, 29/01/2020 21:05

Xây dựng Huế trở thành Đô thị di sản trực thuộc Trung ương

TTH - Chuyển động tích cực về mọi mặt trong 5 năm qua, đặc biệt là năm 2019 đã tạo tiền đề cho sự phát triển mang tính đột phá trong năm 2020, hướng đến xây dựng Huế trở thành Đô thị Di sản trực thuộc Trung ương.

Bứt phá trên các lĩnh vực để xây dựng Huế trở thành đô thị di sản trực thuộc Trung ươngVề bộ tiêu chí đô thị di sản quốc gia cho Cố đô HuếHướng đến đô thị di sản đặc thù - thành phố trực thuộc Trung ương

Huế sẽ là đô thị di sản trực thuộc Trung ương

Từ phát triển ổn định & bền vững

Giai đoạn 2015 - 2019, kinh tế TP. Huế duy trì phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các thành phần kinh tế phát triển năng động. Tổng vốn đầu tư xã hội hàng năm đều tăng, riêng năm 2019 ước đạt 5.280 tỷ đồng và bình quân thu nhập đầu người ước đạt 2.8950 USD.

Doanh thu du lịch tăng từ 1.743,1 tỷ đồng lên 3.160 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 14,67% mỗi năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ 5.745 tỷ đồng lên 9.064 tỷ đồng. Giá trị hàng xuất khẩu từ 90 triệu USD tăng lên 150 triệu USD. Giá trị nông nghiệp tăng trưởng bình quân 2,9 % mỗi năm. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 13% trong 5 năm qua và thu ngân sách thành phố cùng thời gian tăng bình quân 8% mỗi năm, ước đạt 1.233 tỷ đồng trong năm 2019.

Từng lĩnh vực kinh tế cũng ghi nhận nhiều chuyển dịch quan trọng. Ví như trong du lịch, cùng với việc hình thành Phố đi bộ Phạm Ngũ Lão - Chu Văn An - Võ Thị Sáu hoạt động về đêm, việc đưa vào hoạt động đường đi bộ trên sông Hương gắn với chỉnh trang tuyến đường đi bộ dọc 2 bờ Bắc, Nam sông Hương, đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu đã tạo nên một hệ thống điểm đến du lịch hấp dẫn.

Trong hoạt động thương mại, kinh tế tư nhân phát triển mạnh tạo ra nhiều tuyến đường buôn bán sầm uất, nhiều cửa hàng, siêu thị hiện đại đi vào phục vụ người tiêu dùng; các hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Trong công nghiệp, hình thành một số ngành và cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp mũi nhọn, có hướng phát triển tốt, như thêu xuất khẩu, may mặc thời trang… Trong nông nghiệp là sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển các vùng chuyên canh cây đặc sản thanh trà, rau an toàn…

Không còn là hình ảnh của đô thị tiêu dùng, Huế đã trở thành một địa chỉ làm ăn hấp dẫn thu hút sự đầu tư, nhiều tập đoàn, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đến tham quan, tìm hiểu cơ hội đầu tư. Năm 2019, thành phố có 2.796 doanh nghiệp, thu hút 35.504 lao động (tăng 2.620 lao động so với năm 2015). Ngoài ra, còn có 37 hợp tác xã, thu hút 997 lao động và 36.126 cơ sở cá thể phi nông nghiệp, thu hút 54.472 lao động (tăng 10.681 lao động so với năm 2015).

Đến thành phố đáng sống

Huế xứng đáng là thành phố đáng sống với chất lượng cuộc sống đô thị luôn được giữ vững, nâng cao như: nước sinh hoạt, không khí, hệ thống cây xanh, an toàn, thân thiện, đời sống văn hóa tinh thần. Thành phố đã có nhiều hoạt động văn hóa và lễ hội mà tiêu biểu là các kỳ Festival Huế và Festival chuyên đề. 5 năm qua, Huế được công nhận nhiều danh hiệu cao quý: Thành phố du lịch sạch ASEAN, thành phố bền vững về môi trường ASEAN, Thành phố Xanh, Thành phố Văn hóa ASEAN... Các chính sách an sinh xã hội luôn được quan tâm, chất lượng giáo dục tăng cao ở các bậc học, công tác khám chữa bệnh, dịch vụ về y tế phát triển mạnh. Tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm qua các năm, từ 2,52% (năm 2015) còn 1,71% ( năm 2019). Đến năm 2019, toàn thành phố có 27/27 phường đạt chuẩn “xã , phường phù hợp với trẻ em”.

Trong 5 năm qua, tổng vốn đầu tư phát triển do thành phố quản lý gần 900 tỷ đồng. Thành phố huy động mọi nguồn lực tập trung triển khai dự án nâng cấp đô thị Huế đảm bảo đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, cảnh quan phù hợp quy hoạch, thực hiện phát triển hạ tầng bền vững theo hướng gìn giữ, bảo vệ tài nguyên sản văn hóa, cảnh quan thiên đặc sắc của Huế. Thành phố cũng tiến hành thực hiện kế hoạch triển khai đồ án điều chỉnh quy hoạch chung giai đoạn 2016 -2020 được Thủ tướng phê duyệt; đến nay, tỷ lệ phủ kín các quy hoạch đạt khoảng 95%.

Rất nhiều dự án trọng điểm được triển khai, như xây dựng mạng lưới kết nối tuyến đi bộ phía Nam sông Hương (dự án thí điểm do KOICA tài trợ), cải thiện môi trường nước, đầu tư hệ thống camera giám sát đô thị… Đặc biệt, trong đó đã hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư phục vụ dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế. Đa số dự án đều đúng tiến độ, phát huy hiệu quả sử dụng, góp phần chỉnh trang, tạo điểm nhấn cho bộ mặt đô thị, tạo thêm nhiều không gian công cộng thu hút người dân, du khách.

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển có nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ và thách thức, hoạt động của hệ thống chính trị đổi mới với vai trò lãnh đạo của Đảng được củng cố và tăng cường, cơ quan chính quyền và các đoàn thể hoạt động có hiệu quả, an ninh quốc phòng tiếp tục được bảo đảm, càng góp phần khẳng định vai trò và vị trí là trung tâm về văn hóa, giáo dục, y tế của TP. Huế.

Cơ hội cho sự bứt phá

Tại Hội thảo “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức vừa qua, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh:“Việc đưa cả tỉnh Thừa Thiên Huế thành đô thị trực thuộc Trung ương sẽ rất khó khả thi, 10 năm rồi vẫn chưa đạt được. Nếu xây dựng Huế trở thành đô thị di sản trực thuộc Trung ương thì phù hợp và khả thi hơn, dù hiện vẫn chưa có bộ tiêu chí cho loại hình đô thị này”.

Năm 2020, Đảng bộ TP. Huế sẽ tiến hành đại hội lần thứ XII, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng và phát triển thành phố, thời kỳ 2020 - 2025. Tuy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng thời gian qua, TP. Huế vẫn còn nhiều hạn chế và tồn tại trong phát triển kinh tế - xã hội, trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh, trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Phương hướng phát triển của TP. Huế trong thời kỳ 2020 -2025 là tiếp tục xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; phát huy dân chủ, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân. Tăng cường hiệu lực, hiệu quản công tác quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền đô thị, giữ vững quốc phòng an ninh. Phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ về hạ tầng, cảnh quan đô thị, xây dựng Huế xứng đáng thành phố văn hóa, du lịch đặc sắc; trung tâm giáo dục, đào tạo chất lượng cao, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm khoa học công nghệ của khu vực và của cả nước, động lực phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Mục tiêu của thành phố trong giai đọan trước mắt là giữ ổn định phát triển kinh tế, tiếp tục tạo đột phá trong du lịch, dịch vụ, thương mại. Đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ với một số công trình hiện đại, thân thiện với môi trường, đáp ứng các tiêu chí về đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và đảm bảo an sinh xã hội. Xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, chủ động phòng chống ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường công tác bảo vệ môi trường. 

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP. Huế bước vào năm mới Canh Tý 2020 với quyết tâm và nỗ lực thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI đề ra, tạo nên sự phát triển mang tính đột phá, xây dựng thành phố ngày càng giàu đẹp, hiện đại và văn minh.

Bài: KTS Hoàng Hải Minh

Ảnh: Khánh Đăng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối di sản

Sự kiện đoàn tàu chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung” được vận hành vừa qua hứa hẹn sẽ mở ra cơ hội lớn. Song, để duy trì và khẳng định được tính “kết nối di sản” thì cần nhiều yếu tố, bởi đây không phải là lần đầu tiên mô hình này được áp dụng.

Kết nối di sản
Tuổi trẻ kiến trúc với di sản

Liên hoan Sinh viên Kiến trúc toàn quốc là hoạt động được tổ chức hai năm một lần (bắt đầu từ năm 1988) bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đây là hoạt động truyền thống có tầm vóc, quy tụ các trường đại học đào tạo ngành kiến trúc trên cả nước, là cơ hội thể hiện tài năng sáng tạo và hội nhập của các kiến trúc sư tương lai khi còn khoác áo sinh viên.

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản
Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

TIN MỚI

Return to top