Thể thao

Xuất ngoại

ClockChủ Nhật, 07/03/2021 13:55
TTH - Đầu năm Tân Sửu, khi mà các sân cỏ trong cả nước vẫn yên ắng, chờ ngày tái xuất sau dịch bệnh thì có tin cầu thủ Cao Văn Triền (Sài Gòn) và Trần Danh Trung (Viettel) sẽ gia nhập câu lạc bộ Ryukyu ở J.League 2 (Nhật Bản).

Chàng trai vàng của bóng đá Huế

Tính ra, 10 năm qua có 7 cầu thủ Việt xuất ngoại. Lần lượt đó là Lê Công Vinh, Đặng Văn Lâm, Nguyễn Công Phượng, Đoàn Văn Hậu, Lương Xuân Trường, Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Hữu Khôi. Bóng đá Việt Nam nhiều hy vọng khi từ Đông Nam Á, rộng ra là châu Á và cả châu Âu, bước chân của cầu thủ Việt Nam từng ghi dấu ấn.

Lê Công Vinh là người mở đường. Đặng Văn Lâm là cái tên Việt đầu tiên khoác áo một câu lạc bộ tại J.League 1. Văn Lâm cũng là gương mặt Việt Nam đầu tiên sau khi xuất ngoại được hai câu lạc bộ chiêu mộ với những bản hợp đồng mang tính dài hạn, thay vì một vụ làm ăn ngắn hạn thường thấy. Còn Hữu Khôi là cầu thủ duy nhất của Việt Nam có được danh hiệu khi xuất ngoại với Siheung City vô địch giải hạng tư của Hàn Quốc.

Trừ Văn Lâm, không có trường hợp nào thành công, tuy nhiên có thể khẳng định các cầu thủ đều “học một sàng khôn” để “vỡ” ra nhiều điều khi xuất ngoại. HLV Park Hang - seo từng chia sẻ, khi các cầu thủ được tạo điều kiện ra nước ngoài thi đấu, đặc biệt ở những quốc gia có nền bóng đá phát triển, họ sẽ trưởng thành rất nhiều vì các đội bóng ở đó quản trị và tổ chức rất tốt.

Trở lại với 2 cái tên chuẩn bị xuất ngoại. Bỏ qua câu chuyện vì quảng bá hay vì mối quan hệ hợp tác thì đó là tin tích cực. Thế nhưng, điều đó chỉ xảy ra một khi Văn Triền hay Danh Trung tìm được chỗ đứng. Còn nếu thất bại, bóng đá Việt Nam sẽ có thể đón nhận những luồng ý kiến không hay. Rõ ràng, đây không phải là chuyện cỏn con, bởi nó có thể ảnh hưởng đến cơ hội xuất ngoại của các cầu thủ khác sau này.

Chưa thật chắc chắn về trường hợp sang Nhật của Danh Trung, nhưng đây được xem là món quà bất ngờ dành cho Huế. Năm 11 tuổi, gia nhập lò Viettel và Trung “hí” nổi lên như một “viên ngọc thô”. Tên của “sao mai” người Huế nằm trong cuốn sổ tay của HLV Park Hang-seo với những chằng chịt thông tin. Thế nhưng, năm 2020 khép lại với Danh Trung không thật như ý. Tuyển thủ U23 này chỉ được vào sân 4 lần và thi đấu 19 phút cho Viettel. Năm 2021 vẫn chưa có gì mới với Danh Trung. Vị trí của anh vẫn là trên ghế dự bị.  

Nếu Danh Trung lên đường sang Nhật Bản cùng đàn anh Cao Văn Triền thì CLB Ryukyu sẽ là nơi mà cầu thủ gốc Huế phải chinh phục. Danh Trung có chuyên môn, có khát vọng của tuổi trẻ. Điều mà anh còn thiếu là cơ hội và giờ đây cơ hội ấy có thể sẽ đến. Người Huế hy vọng và tin vào cầu thủ trẻ gốc Huế đầu tiên xuất ngoại.

ĐÌNH NAM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”

Nửa mùa hạng Nhất đã đi qua và với vị trí top 3, bóng đá Huế đang có một mùa giải trên cả mong đợi. Cụ thể với 17 điểm, các học trò của ông Nguyễn Đức Dũng chỉ xếp sau 2 đội bóng được chỉ đích danh thăng hạng ngay từ đầu mùa giải và không có chi bất ngờ nếu được góp mặt ở sân chơi V. League vào năm sau. Sự thật thì chỉ có SHB Đà Nẵng là vượt trội, còn PVF-CAND cũng chỉ hơn CLB Huế vẻn vẹn 1 điểm và vượt lên ở lượt đá cuối cùng vào cuối tuần qua.

Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”
Chờ đến... dài cổ!

Cùng với CLB Huế đang thi đấu ở Giải hạng Nhất Quốc gia, CLB Thể Công - Viettel ở sân chơi V. League nhận được sự quan tâm đặc biệt của người hâm mộ Cố đô, bởi ở đội bóng này có bộ đôi cầu thủ gốc Thừa Thiên Huế là Hữu Thắng và Danh Trung.

Chờ đến  dài cổ
Chờ ngày “hóa rồng”

Biết dựa vào nội lực và đặt niềm tin vào lớp trẻ, bóng đá Huế đang có hy vọng “cá chép hóa rồng” và tạo được đột phá trong tương lai.

Chờ ngày “hóa rồng”
Đón chờ bất ngờ từ U13 Huế

Bóng đá trẻ Huế đang có cơ hội thể hiện mình khi lần đầu tiên chính thức được góp mặt tại Giải bóng đá thiếu niên quốc tế U13 lần thứ 5. Hy vọng, sẽ có được bất ngờ đến từ các cầu thủ nhí Cố đô.

Đón chờ bất ngờ từ U13 Huế
Đá hay đó chơ!

Dự khán trận cầu đầu tiên trên sân Tự Do mùa giải mới, CLB Huế gặp CLB Phù Đổng Ninh Bình, tôi nghe nhiều lời khen từ khán giả Huế, vốn khá kiệm lời. Chứng kiến bàn thắng đẹp mắt mở tỷ số của “Voi rừng” Hồ Thanh Minh, chạy cắt mặt cầu thủ đối phương để đánh đầu ở góc hẹp từ quả từ quả đá phạt góc bên cánh trái vào phút 63 của trận đấu, nhiều khán giả cạnh tôi không dấu được cảm xúc: Đá hay đó chơ!

Đá hay đó chơ
Return to top