ClockThứ Bảy, 31/10/2020 07:00
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO:

Hiệu quả lâu dài

TTH - Nguồn nhân lực chất lượng cao (NNL CLC) ở Thừa Thiên Huế không ngừng gia tăng. Vì thế, Thừa Thiên Huế cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển NNL CLC nói chung, nguồn lực khoa học công nghệ (KHCN) nói riêng nhằm phát huy hiệu quả "nguồn chất xám" để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

Khẳng định một thương hiệuNâng chất lượng nguồn nhân lực

BV Trung ương Huế điều trị hiệu quả bệnh lý ung thư dạ dày bằng phương pháp nội soi

Chưa xứng tầm

Nhiều năm qua Thừa Thiên Huế có nhiều quyết sách triển khai những chương trình, dự án đào tạo, phát triển NNL CLC. Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 15/11/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIV về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm KHCN của cả nước giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020, xác định phát triển NNL CLC và KHCN là quan trọng.

Hàng năm, tỉnh tạo điều kiện các cán bộ, công chức, viên chức các cấp, ngành  bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, quản trị, nghiên cứu phát triển KHCN ngắn và dài hạn trong ngoài nước đã phát huy hiệu quả trong môi trường quản lý, làm việc ở tổ chức, doanh nghiệp địa phương. Bệnh viện Trung ương Huế, Đại học Huế... nhờ quan tâm đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ và tiếp cận, làm chủ những công nghệ, kỹ thuật mới từ các nước tiên tiến, đến nay đã trở thành trung tâm chuyên sâu về y học, đào tạo nguồn nhân lực ở khu vực miền Trung và cả nước.

Cán bộ BV Mắt Huế tiếp cận kỹ thuật mới về bệnh lý nhãn khoa từ chuyên gia nước ngoài

Ở Đại học Huế hiện số lượng cán bộ, giảng viên có học hàm, học vị đứng thứ 3 toàn quốc (26,7%), khẳng định được thương hiệu quốc gia là đào tạo đại học và sau đại học ở miền Trung và là một trong 5 đại học quản lý theo mô hình 2 cấp của cả nước, thiết lập quan hệ hợp tác với trên 100 trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức khoa học giáo dục của hơn 30 quốc gia trên thế giới. Hằng năm, Đại học Huế đào tạo trên 50 nghìn sinh viên ở các vùng miền.

Theo TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KHCN, để góp phần nâng cao chất lượng phát triển NNL CLC, mới đây Thừa Thiên Huế là một trong số ít các địa phương đã phê duyệt quy hoạch phát triển KHCN Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 để bắt nhịp thời đại công nghiệp 4.0 và đất nước đang hội nhập sâu rộng quốc tế. Tuy nhiên so sánh với tiềm năng, thế mạnh ở địa phương hiện nay NNL CLC vẫn còn thấp, chưa phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đội ngũ KHCN có gia tăng số lượng và trình độ nhưng chất lượng thực tế chưa tương xứng, nhất là thiếu các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực KHCN ưu tiên, như khoa học kỹ thuật (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, ứng dụng công nghệ cao trong y, dược... Nguồn nhân lực KHCN hiện phân bố không đều, cơ cấu, trình độ chưa hợp lý theo vùng, miền và lĩnh vực hoạt động; trong đó khu vực tư nhân và doanh nghiệp còn thấp.

Đẩy mạnh đào tạo, thu hút nguồn nhân lực

Theo chuyên gia KHCN công tác ở Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, cạnh tranh và hướng tới nền kinh tế tri thức, các quốc gia đều chú trọng đầu tư đào tạo phát triển NNL CLC. Đây là giải pháp then chốt, đột phá tạo cho kinh tế xã hội ở Thừa Thiên Huế những bước nhảy nhanh chóng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển sang kinh tế tri thức. Chỉ có NNL CLC mới có thể cạnh tranh trên thị trường trong, ngoài nước hiện nay và khi đó sẽ tạo cơ hội mới cho sản phẩm - dịch vụ, doanh nghiệp và cả kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế phát triển mạnh mẽ.

Ông Hồ Thắng thông tin, hiện nay tỉnh đã xây dựng chiến lược phát triển NNL CLC. Khi xây dựng chiến lược này căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đến 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đã nghiên cứu, dự báo nhu cầu NNL về số lượng, chất lượng và cơ cấu theo trình độ, ngành nghề, vùng khu vực... Trong đó, chú trọng lĩnh vực công nghệ khoa học tự nhiên, xã hội nhân văn, y dược, công nghệ sinh học... Theo đó, đến năm 2025 mỗi ngành trọng điểm thế mạnh của tỉnh sẽ có 3-5 chuyên gia hàng đầu ở tầm quốc gia và phấn đấu đạt 10 nghìn lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin...

Các chủ thể đào tạo NNL CLC, trước hết xây dựng Đại học Huế, Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh và các cơ sở đào tạo ngoài công lập là những hạt nhân đào tạo NNL cho địa phương và cả nước; mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt sau đại học. Tăng cường kỹ năng chuyên sâu cho từng ngành nghề; đào tạo theo địa chỉ, hợp đồng, liên kết chủ thể đào tạo với doanh nghiệp và với nhà tuyển dụng. Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa chủ thể đào tạo và nghiên cứu khoa học (trường, viện,…) trong, ngoài nước với đa dạng loại hình đào tạo gắn chất lượng phát triển NNL KHCN. Tạo điều kiện môi trường làm việc cho cán bộ KHCN phát triển tài năng, tạo ra giá trị lợi ích sáng tạo cho địa phương sẽ được hưởng lợi xứng đáng. Xây dựng mở rộng chính sách thu hút nhân tài, quan tâm hơn đến việc xác định nhu cầu và tiêu chuẩn cán bộ cần thu hút. Có chính sách đầu tư tài chính của tỉnh đi đôi với khuyến khích và tạo điều kiện để huy động tối đa các nguồn lực xã hội cho sự nghiệp đào tạo, phát triển NNL CLC và xúc tiến thành lập Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ...

Toàn tỉnh hiện có 15.124 cán bộ công tác ở các tổ chức, ban ngành, địa phương; các tổ chức, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn; trong đó có 1.043 người học hàm là tiến sĩ, chiếm 6,9%; thạc sĩ 3.936 người, chiếm 26,2%; đại học là 7.787người chiếm 51,49%. Ngoài ra, Đại học Huế có hơn 275 giáo sư và phó giáo sư.

Bài, ảnh: SONG MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Mở rộng phong trào, nâng tầm vị thế

Taekwondo là bộ môn thể thao thế mạnh của tỉnh nhà và được Thừa Thiên Huế chọn làm môn thể thao trọng điểm nhóm 1 tập trung đầu tư trong giai 2021 - 2025. “Mở rộng phong trào, nâng tầm vị thế” là phương châm hoạt động của bộ môn này.

Mở rộng phong trào, nâng tầm vị thế
Thu hút nguồn nhân lực bác sĩ ở Thừa Thiên Huế

“Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân là đầu tư cho phát triển...”. Thực hiện quan điểm ấy của Đảng, những năm qua, ngành y tế Thừa Thiên Huế luôn quan tâm đến yếu tố con người, chú trọng việc phát triển, thu hút nguồn nhân lực y tế nói chung, nguồn nhân lực bác sĩ nói riêng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.

Thu hút nguồn nhân lực bác sĩ ở Thừa Thiên Huế
Return to top