ClockThứ Bảy, 22/04/2023 17:21

Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi 3D trong điều trị ung thư đại trực tràng

TTH.VN - Chiều 22/4, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KHCN "Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi 3D trong điều trị ung thư đại trực tràng" do Bệnh viện Trung ương Huế chủ trì đề tài. GS.TS Phạm Như Hiệp, chủ nhiệm đề tài.

Dị dạng mạch máu não - sự nguy hiểm của bệnh​Xu hướng tử vong do bệnh tim mạch ngày càng gia tăng​Để ngăn ngừa ung thư đại trực tràng

leftcenterrightdel
 Đại diện nhóm thực hiện đề tài thuyết trình báo cáo kết quả thực hiện

Đề tài được triển khai từ tháng 1/2020 đến 12/2021 với 60 bệnh nhân ung thư đại trực tràng và được điều trị bằng phẫu thuật nội soi 3D tại Bệnh viện Trung ương Huế. Quy trình phẫu thuật nội soi 3D trong điều trị ung thư đại trực tràng trong nghiên cứu cho thấy tính an toàn và hữu ích. Thời gian mổ trung bình trong lô nghiên cứu là trung bình 190 phút, trong đó thời gian mổ nhanh nhất là 120 phút, thời gian mổ dài nhất là 285 phút. Ứng dụng phẫu thuật nội soi trong nhóm nghiên cứu cho thấy thời gian phẫu thuật không nhanh hơn nhiều nhưng nạo vét hạch triệt để hơn đáng kể, đặc biệt không có trường hợp nào dò miệng nối và không có trường hợp nào tử vong sau mổ. 

Nhờ sự thuận tiện trong thao tác với hình ảnh 3D có chiều sâu, nhóm nghiên cứu thực hiện nạo vét hạch chặng 3 đạt 96,7% các trường hợp, đảm bảo tốt về mặt ung thư học và phân giai đoạn bệnh. Nhóm nghiên cứu có tỷ lệ sống thêm toàn bộ và thời gian sống thêm không bệnh ước đoán sau 2 năm là 92% và 93,3% đảm bảo về kết quả ung thư học và có phần cao hơn so với một số nghiên cứu tương tự. Không có trường hợp nào tái phát tại chỗ trong thời gian theo dõi, thể hiện khả năng phẫu tích tốt của nhóm nghiên cứu nhờ sự hỗ trợ của công nghệ 3D, cắt đảm bảo ria và các vùng hạch lân cận của U.

leftcenterrightdel
 Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao hiệu quả và ứng dụng của đề tài. Ảnh: Thượng Hiển 

Hội đồng nghiệm thu đề tài đánh giá cao kết quả phẫu thuật nội soi 3D là kỹ thuật mới tại Việt Nam trên cơ sở đã đạt được những thành tựu về phẫu thuật nội soi đại tràng, sẽ là một trong những mốc quan trọng của phẫu thuật nội soi đại trực tràng tại Việt Nam. Thành công của đề tài mở ra hướng tiếp cận mới trong điều trị bệnh nhân có bệnh lý ung thư đại trực tràng với các ưu điểm của phẫu thuật xâm nhập tối thiểu mà vẫn hoàn toàn đảm bảo về mặt ung thư học. 

Kết quả về quy trình chẩn đoán điều trị ung thư đại trực tràng bằng phẫu thuật nội soi 3D cắt đại trực tràng sẽ được áp dụng cho các bệnh viện trên phạm vi toàn tỉnh, các bệnh viện trong khu vực miền Trung và Tây nguyên hoặc nhân rộng ra cả nước.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium

Ngày 28/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tư vấn nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh "Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium tại Bệnh viện Trung ương Huế" do Bệnh viện Trung ương Huế chủ trì thực hiện.

Phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium
Trồng hoa lily, hoa cúc, hoa đồng tiền từ ứng dụng công nghệ cao

Sáng 7/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiến hành nghiệm thu cấp tỉnh đối với dự án nông thôn miền núi do Trung ương quản lý: "Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình trồng hoa Lily, hoa Cúc và hoa Đồng tiền tại tỉnh Thừa Thiên Huế". Đây là dự án thuộc chương trình "Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016-2025", do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh chủ trì thực hiện.

Trồng hoa lily, hoa cúc, hoa đồng tiền từ ứng dụng công nghệ cao
Hướng đến Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung

Đó là mục tiêu của Đại học Huế. Điều này không chỉ tăng vai trò, vị thế của Viện Công nghệ sinh học nói riêng, của Đại học Huế nói chung mà cả thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian đến. Để hiểu rõ hơn về định hướng, các giải pháp thực hiện và vai trò của trung tâm trong tương lai, Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế.

Hướng đến Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung
Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt

Chiều 17/9, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KHCN cấp tỉnh "Sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) làm thức ăn cho một số đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế tại Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện.

Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt

TIN MỚI

Return to top