ClockThứ Sáu, 14/06/2024 06:40

Phát triển mô hình khám, chữa bệnh từ xa

TTH - Khám, chữa bệnh từ xa đang được bệnh nhân lựa chọn nhiều hơn trong thời gian qua và được dự báo sẽ trở thành xu hướng của tương lai.

Đánh giá vai trò của phục hồi chức năng trong hệ thống y tếPhổ biến Nghị định của Chính phủ quy định một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnhLợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình

 Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại giúp nâng chất lượng khám, chữa bệnh

Xu hướng

Trong giai đoạn dịch COVID-19 xảy ra, nhiều bệnh viện, cơ sở y tế từ vai trò chăm sóc sức khỏe lại trở thành nơi có khả năng lây nhiễm cao hơn. Chính giai đoạn này đã thúc đẩy sự phát triển của công nghệ chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh từ xa. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa là sự kết hợp giữa công nghệ và y tế, được cung cấp thông qua ứng dụng di động và máy tính, giúp người dân có thể khám, chữa bệnh ngay tại nhà. Các chức năng phổ biến chăm sóc sức khỏe từ xa, như đặt lịch khám, chẩn đoán bệnh từ xa, theo dõi bệnh án, thay đơn thuốc và nhiều tiện ích khác. Đây không chỉ là giải pháp mang tính nhất thời mà là xu hướng tối ưu trong tương lai.

Hiện nay, chủ trương của Bộ Y tế là thúc đẩy các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa nhằm góp phần bền vững hóa bao phủ sức khỏe toàn dân. Tại Thừa Thiên Huế, chuyển đổi số là mục tiêu chiến lược đang được triển khai ở nhiều ngành và lĩnh vực, trong đó ở lĩnh vực y tế, định hướng áp dụng công nghệ vào khám và điều trị, và mục tiêu tăng tính hiệu quả của khám, chữa bệnh từ xa cũng được đặt ra. Ở góc độ của người bệnh, xu hướng khám, chữa bệnh tại nhà đang tăng cao hơn, khi dù ở nhà mà vẫn thụ hưởng được những dịch vụ y tế, như thăm khám, điều trị có chất lượng, hiệu quả.

Qua khảo sát nhanh các bệnh nhân đến thăm khám tại Bệnh viện Trường đại  học Y - Dược, Đại học Huế cho thấy, nếu ở nhà mà vẫn được khám và điều trị như tại bệnh viện, người bệnh sẵn sàng lựa chọn điều trị. Có thể chi phí khám, chữa bệnh tại nhà cao hơn ở bệnh viện, nhưng với mức phù hợp, bệnh nhân sẵn sàng lựa chọn.

GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế cho rằng, trước những yêu cầu mới và xu hướng áp dụng công nghệ nhiều hơn để phát triển mô hình khám, chữa bệnh từ xa, bắt buộc mỗi cơ sở y tế phải có sự chủ động và triển khai sớm các giải pháp để thúc đẩy.

Việc áp dụng công nghệ không chỉ thúc đẩy việc khám, chữa bệnh nói chung và khám, chữa bệnh từ xa nói riêng, mà theo như lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế, việc áp dụng công nghệ còn hướng đến xây dựng được những cán bộ sử dụng tốt công nghệ, tận dụng công nghệ để nâng cao chuyên môn. Đặc biệt là trong công tác đào tạo, nhằm đào tạo ra những cán bộ y tế tương lai có đủ năng lực số để đáp ứng các nhu cầu mới của thời đại. Sự hợp tác giữa môi trường hàn lâm và thực hành dựa trên nền tảng công nghệ sẽ góp phần vào mục tiêu thúc đẩy phát triển y tế bền vững.

 Tập huấn áp dụng công nghệ vào khám, chữa bệnh tại Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế

Xây dựng mô hình phù hợp

Nhằm phát huy hiệu quả và tính bền vững của các giải pháp chuyển đổi số, nhất là đưa khám, chữa bệnh từ xa tại Bệnh viện Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế đạt hiệu quả cao hơn, đơn vị này đã chủ động hợp tác với đối tác quốc tế để xây dựng bộ năng lực y tế số, áp dụng vào đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nhà trường cũng hợp tác với doanh nghiệp về công nghệ để hỗ trợ trong phát triển mô hình khám, chữa bệnh từ xa. Vừa qua, nhà trường đã ký kết hợp tác với Tập đoàn FPT, một doanh nghiệp lớn về công nghệ để thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số, tối ưu hóa các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực đào tạo và chăm sóc sức khỏe của nhà trường.

Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT cho biết, mục tiêu của khám, chữa bệnh từ xa là đảm bảo cho bệnh nhân thuận lợi tiếp cận, chi phí thấp và chất lượng tốt. Bên cạnh chuyên môn khám, chữa bệnh của đội ngũ cán bộ y tế của Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế, Tập đoàn FPT sẽ sử dụng các nền tảng, năng lực công nghệ xây dựng mô hình phù hợp; tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo vào các quy trình chăm sóc sức khỏe để người dân thuận lợi tiếp cận.

Theo GS.TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Phòng khám Bác sĩ gia đình, Trung tâm Y học gia đình của Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế qua quá trình triển khai hoạt động trong gần 10 năm qua được đánh giá là mô hình tiên tiến và phù hợp với chiến lược phát triển mạng lưới phòng khám bác sĩ gia đình và chăm sóc ban đầu. Trong thời gian đến, phòng khám sẽ hợp tác với Tập đoàn FPT để nâng cấp, phát triển hệ thống quản lý thông tin tích hợp và các công cụ hỗ trợ theo dõi bệnh từ xa; giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao phù hợp với quy định Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đồng thời, giúp nâng cao khả năng tự chăm sóc, nâng cao sức khỏe của người bệnh và gia đình, góp phần giảm tải và tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế.

Theo Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế, việc hợp tác với doanh nghiệp về công nghệ còn giúp nhà trường thúc đẩy các ứng dụng trong hệ sinh thái của đại học thông minh, đại học điện tử; tăng cường ứng dụng công nghệ thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường trong giáo dục y khoa. Doanh nghiệp cũng sẽ tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế và nghiên cứu, liên kết đào tạo học thuật với nhu cầu thực tiễn của ngành, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế.

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

TIN MỚI

Return to top