ClockThứ Tư, 20/10/2021 05:54

“Làm hết việc, không làm hết giờ”

TTH - 10 lần viết tâm thư đăng ký vào tâm dịch; sẵn sàng gửi con nhỏ cho chồng để tham gia chuyến công tác ngoại tỉnh đầu tiên sau gần 20 năm làm việc nhưng chưa hẹn ngày về; luôn tình nguyện ở lại tâm dịch TP. Hồ Chí Minh ngay cả những lần đơn vị “đảo quân”… là những mảnh ghép đẹp trong câu chuyện về những nữ "chiến sĩ" của Bệnh viện Trung ương Huế trong cuộc chiến phòng, chống COVID-19.

Trung tâm ICU Bệnh viện Trung ương Huế tại TP. Hồ Chí Minh: Sẽ rút vào cuối nămLễ kết nạp Đảng trực tuyến

Nữ nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Huế chăm sóc bé con của sản phụ nhiễm COVID-19 tình trạng nặng

30 tuổi và chưa lập gia đình như là một lợi thế để bác sĩ phục hồi chức năng Mai Thị Hồng Vân thỏa nguyện hết mình với mong muốn được đóng góp vào cuộc chiến phòng, chống COVID-19 trong tâm dịch. Hồng Vân là 1 trong những người được Bệnh viện Trung ương Huế tăng cường cho Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 Bệnh viện Trung ương Huế tại TP. Hồ Chí Minh và ở lại đến bây giờ. Đã hơn 2 tháng qua và Hồng Vân có nguyện vọng muốn được tiếp tục ở lại cho đến khi Trung tâm được chuyển giao hẳn cho TP. Hồ Chí Minh vào cuối năm 2021. Đó cũng chính là lý do khiến Hồng Vân luôn tình nguyện đăng ký ở lại tâm dịch trong những đợt Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức “đổi quân”.

Tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 Bệnh viện Trung ương Huế tại TP. Hồ Chí Minh, Hồng Vân tham gia đội phục hồi chức năng cho bệnh nhân COVID-19. Mỗi ngày hỗ trợ tập cho bệnh nhân 2 lần, đều đặn các ngày trong tuần. “Được tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh là một cơ hội quý báu với mình. Mình được rất nhiều thứ, từ việc gặp nhiều anh, chị, bạn bè từ nhiều bệnh viện khác đến những trải nghiệm quý báu về chuyên môn và kinh nghiệm sống”, Hồng Vân chia sẻ.

Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 Bệnh viện Trung ương Huế nằm trong khuôn viên Bệnh viện Dã chiến số 14 (quận Tân Phú, TP. HCM) là tuyến cuối trong bậc thang điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh, cho đến nay đã tiếp nhận và điều trị trên 1.000 bệnh nhân COVID-19. Trung tâm đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và UBND TP. Hồ Chí Minh khen ngợi và đánh giá cao về hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng giúp thành phố cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19 cho đến thời điểm hiện tại, để bước vào giai đoạn “bình thường mới”. Trong tâm dịch, nơi bệnh nhân điều trị với hàng loạt máy móc, thiết bị, từ khu vực hành chính, nơi trao đổi, ra quyết định chuyên môn, khu vực xét nghiệm, khu vực hậu cần – dinh dưỡng cho đến tận nơi xử lý chất thải… không có bộ phận nào của hệ thống thiếu những bóng dáng nhỏ bé nhưng kiên cường của các “nữ chiến sĩ áo blouse trắng”.

Bệnh viện Trung ương Huế có tổng số 3.163 cán bộ, viên chức; trong đó, cán bộ nữ chiếm khoảng 65%. Đội ngũ cán bộ nữ nói chung và nữ trí thức Bệnh viện Trung ương Huế nói riêng là nhân tố tích cực và có vai trò to lớn trong quá trình phát triển đi lên của bệnh viện. Với phương châm: “Lấy bệnh nhân làm trung tâm phục vụ”, cán bộ nữ Bệnh viện Trung ương Huế luôn nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: “Lương y như từ mẫu” và lấy 12 điều quy định về y đức để luôn trau dồi kỹ năng nghề nghiệp và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ.

Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngay từ tháng 3/2020, Bệnh viện Trung ương Huế đã huy động lực lượng, chủ động, sẵn sàng đáp ứng các tình huống, thực hiện hiệu quả phòng, chống dịch. Cùng với việc thành lập Trung tâm cách ly và điều trị COVID-19 ở cơ sở 2, Bệnh viện đã thành lập các tổ chuyên môn, các đội cơ động phản ứng nhanh thường trực phòng, chống dịch để sẵn sàng giải quyết các tình huống khẩn cấp phát sinh trên địa bàn tỉnh và hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới theo phân công của Bộ Y tế. Trên “mặt trận” đầy cam go đó, cũng không thể thiếu các “nữ chiến sĩ áo blouse trắng” ở các vị trí: bác sĩ điều trị, điều dưỡng, kỹ thuật viên xét nghiệm, nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn, buồng phòng, vệ sinh…

"Làm hết việc, không làm hết giờ" là phương châm trong công tác của nữ cán bộ, viên chức, người lao động của Bệnh viện Trung ương Huế, và cũng là bí quyết giúp họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nói về các nữ đồng nghiệp của mình, BS CKII. Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế xúc động: khi các y, bác sĩ nữ bước chân vào khu cách ly, mọi khó khăn dường như nhân lên gấp bội. Áo quần bảo hộ nóng, ngột ngạt và sự căng thẳng trước bệnh nhân nặng càng làm cho tình trạng thiếu khí, khiến cảm giác khó thở, kiệt sức của nhân viên y tế trở nên trầm trọng hơn. Kính bảo hộ và tấm chắn tạo nên màn sương mù trước mặt. Những thủ thuật vốn rất quen tay trở nên vô cùng khó khăn vì mắt không nhìn rõ được. Ngoài áp lực chung của công việc cường độ cao, chị em còn có nỗi lo không đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt, trong các chuyến chi viện cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam, yêu cầu công việc trong tâm dịch khiến chị em phải “chiến đấu” bằng 200% - 250% công suất.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản trị bệnh viện trong tình hình mới

Đây là chủ đề thu hút sự quan tâm của lãnh đạo nhiều bệnh viện tại Hội nghị thường niên Câu lạc bộ (CLB) Giám đốc các bệnh viện khu vực Miền Trung năm 2024 diễn ra chiều 11/12. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động “Chào mừng 130 năm thành lập BVTW Huế”.

Quản trị bệnh viện trong tình hình mới
Liệu ASEAN có thể đi đầu trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa?

Kể từ sự kiện Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP16) diễn ra tại Colombia vào đầu tháng 11, các nước ASEAN đã thể hiện những cách tiếp cận khác nhau đối với các mục chính trong chương trình đàm phán.

Liệu ASEAN có thể đi đầu trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa
Chia sẻ kinh nghiệm triển khai các hoạt động hỗ trợ, chăm sóc trẻ em

Chiều 27/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Tổ chức Blue Dragon International (Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh) tổ chức hội nghị trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, triển khai các hoạt động hỗ trợ cho trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ và công tác phòng, chống mua bán người giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Hà Giang. Tham dự có bà Skye - Đồng Giám đốc Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh và lãnh đạo một số ban, ngành của hai tỉnh: Thừa Thiên Huế và Hà Giang. ​

Chia sẻ kinh nghiệm triển khai các hoạt động hỗ trợ, chăm sóc trẻ em

TIN MỚI

Return to top