ClockThứ Sáu, 05/01/2024 14:39

Thừa Thiên Huế được phân bổ 5.500 liều vắc xin DPT-VGB-Hib

TTH.VN - Đó là thông tin Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chia sẻ ngày 5/1. Số vắc xin nói trên được Vệ sinh dịch tễ Trung ương phân bổ theo nhu cầu và hướng dẫn các địa phương triển khai theo thứ tự ưu tiên.

Bảo quản tốt vắc-xin phòng COVID-19, vận động nhóm nguy cơ cao đi tiêmTiêm vắc xin phòng cúm mùa cho 330 nhân viên y tếPhân bổ 47.400 liều vắc xin AstraZeneca cho các đơn vịThiếu vắc-xin 5 trong 1: Người tiêm dịch vụ, kẻ lo lắngThiếu vắc-xin SII, DPT4 do phụ thuộc nguồn cung ứngSố ca tiêm vắc xin phòng bệnh dại tăng nhẹTrực dịch, tiêm phòng COVID-19 xuyên tếtRà soát, xây dựng kế hoạch tiêm chủng cho học sinh, sinh viên, người lao động

 Tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib tại Trạm y tế Hương Toàn (TX. Hương Trà) năm 2023

Các đơn vị được phân bổ vắc xin theo đăng ký đứng đầu trong tỉnh là TP. Huế: 1.978 liều, thứ hai là Phú Lộc: 751 liều, thứ ba là Phú Vang: 498 liều. Việc tiêm chủng sẽ được triển khai ngay trong tháng 1 này khi vắc xin về.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế và hướng dẫn của nhà sản xuất, các cơ sở tiêm chủng sẽ rà soát lại đối tượng trẻ 2 tháng đến dưới 18 tháng tuổi đã/chưa tiêm loại vắc xin này. Ưu tiên tiêm mũi 1 cho trẻ từ 2 đến 18 tháng tuổi. Ưu tiên tiêm vắc xin cho nhóm trẻ nhỏ nhất từ 2 tháng tuổi trước. Tiêm trả mũi 2, mũi 3 cho trẻ chưa được tiêm đủ 3 mũi vắc xin DPT-VGB-Hib gồm cả trẻ trên 12 tháng.

Việc tổ chức tiêm chủng vắc xin đảm bảo an toàn theo các hướng dẫn của Bộ Y tế đã ban hành, đặc biệt tuân thủ thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng và theo dõi phản ứng sau tiêm chủng. Các cơ sở y tế thông báo cho các bậc cha mẹ về thời gian, địa điểm tổ chức tiêm vắc xin phù hợp với số lượng vắc xin và phương án tổ chức triển khai, tránh tình trạng phụ huynh đưa trẻ đến nhưng không được tiêm chủng.

Từ đầu năm 2023, một số vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng bị cả nước bị gián đoạn, trong đó có vắc xin DPT-VGB-Hib (5 trong 1). Để giải quyết tình huống cấp bách, Bộ Y tế tìm nguồn viện trợ, tài trợ vắc xin từ các tổ chức trong, ngoài nước. Trước đó, tháng 7/2023, Việt Nam tiếp nhận 258.000 liều vắc xin từ nguồn viện trợ.

Tin, ảnh: T.Linh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Viện trợ cho các mục tiêu về giới tăng gấp đôi trong thập kỷ qua

Theo dữ liệu mới nhất hiện có, Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hàng năm liên quan đến các mục tiêu về giới dành cho các nước đang phát triển đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua, từ 26 tỷ USD lên gần 52 tỷ USD vào năm 2022, tăng 1% so với năm trước đó.

Viện trợ cho các mục tiêu về giới tăng gấp đôi trong thập kỷ qua
Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung

Theo Hãng thông tấn Reuters, giá dầu đã tăng trong đầu phiên giao dịch châu Á ngày 25/3, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn do xung đột leo thang ở khu vực Trung Đông và cuộc xung đột tại Ukraine, trong khi số lượng giàn khoan của Mỹ sụt giảm góp phần vào áp lực tăng giá.

Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung
Không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu

Với nguồn cung ứng dồi dào cùng sự vào cuộc của chính quyền, các ngành hữu quan, Thừa Thiên Huế đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu hụt, đứt gãy nguồn xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và thời gian tới.

Không để thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung xăng dầu
Thị trường hàng hóa toàn cầu đang trong tình trạng “siêu siết chặt”

Ngân hàng HSBC cho biết, thị trường hàng hóa toàn cầu đang trong tình trạng “siêu siết chặt” trong bối cảnh nguồn cùng bị gián đoạn và thiếu đầu tư. Tình hình sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn khi các rủi ro địa chính trị và khí hậu đang gây nên những tác động ngày càng trầm trọng.

Thị trường hàng hóa toàn cầu đang trong tình trạng “siêu siết chặt”
Return to top