ClockChủ Nhật, 09/02/2020 08:58

Trung Quốc sử dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn trong cuộc chiến chống virus corona

TTH.VN - Trong bối cảnh Trung Quốc đang chạy đua để ngăn chặn sự lây lan của chủng virus corona mới (2019-nCoV) đã lây nhiễm cho hơn 34.000 người và giết chết hơn 700 người ở Trung Quốc, nước này bắt đầu chuyển sang sử dụng một bộ công cụ quen thuộc để tìm và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm tiềm ẩn, đó là theo dõi dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.

Tận dụng tối đa công nghệ phòng, chống dịch

Một nhân viên bảo vệ kiểm tra nhiệt độ của một người đàn ông tại chợ hải sản ở Quảng Châu. Ảnh: EPA-EFE

Một người đàn ông từng tới Vũ Hán, Trung Quốc, đã rất ngạc nhiên khi cảnh sát xuất hiện trước cửa nhà sau khi ông ấy trở về và yêu cầu kiểm tra thân nhiệt của ông.

Người đàn ông này đã tự cách ly tại nhà ở Nam Kinh, phía đông tỉnh Giang Tô, và cho biết ông không hề nói cho ai biết về chuyến đi gần đây của mình đến Vũ Hán. Tuy nhiên, bằng cách truy tìm dữ liệu du lịch từ Vũ Hán, chính quyền địa phương đã có thể tìm ra và phái các sĩ quan đến nhà ông vào tuần trước, theo một bài báo được đăng bởi chính quyền Nam Kinh.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang chạy đua để ngăn chặn sự lây lan của chủng virus corona mới (2019-nCoV) đã lây nhiễm cho hơn 34.000 người và giết chết hơn 700 người ở Trung Quốc, nước này bắt đầu chuyển sang sử dụng một bộ công cụ quen thuộc để tìm và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm tiềm ẩn, đó là theo dõi dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI).

Một số công ty công nghệ Trung Quốc đã phát triển các ứng dụng để giúp mọi người kiểm tra xem họ có đi cùng chuyến bay hoặc tàu lửa có bệnh nhân nhiễm virus nCoV đã được xác nhận hay không, dựa trên dữ liệu từ các danh sách được truyền thông nhà nước công bố.

Theo tin từ Global Times, tại Quảng Châu, phía nam tỉnh Quảng Đông, một quảng trường công cộng thậm chí đã triển khai sử dụng robot để nhắc nhở những người qua đường không đeo khẩu trang.

Và tại Bắc Kinh, một ủy ban khu phố chịu trách nhiệm về một khu chung cư gồm khoảng 2.400 hộ gia đình cho biết họ đã sử dụng dữ liệu các chuyến bay và tàu lửa để theo dõi hồ sơ du lịch gần đây của mọi người.

Trong một tuyên bố trực tuyến mới đây, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) nói rằng, "sử dụng công nghệ dữ liệu lớn có thể theo dõi, sàng lọc ưu tiên các trường hợp và dự báo hiệu quả sự phát triển của dịch trong thời gian thực", do đó cần tăng cường liên kết thông tin giữa an ninh công cộng và giao thông, cũng như với các bộ phận khác, thúc đẩy việc chia sẻ dữ liệu về tàu lửa, chuyến bay, thông tin liên lạc và y tế.

Sử dụng công nghệ phát hiện sốt

Trong khi các khu phố và tòa nhà văn phòng chủ yếu dựa vào nhiệt kế cầm tay, các trung tâm giao thông công cộng đang thử nghiệm hệ thống phát hiện sốt sử dụng trí tuệ nhân tạo và camera hồng ngoại.

Tại Bắc Kinh, một hệ thống được phát triển bởi công ty công nghệ Baidu của Trung Quốc, sàng lọc khách du lịch tại nhà ga đường sắt Qinghe bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt và hồng ngoại, tự động chụp ảnh khuôn mặt của mỗi người.

Nếu ai đó có nhiệt độ cơ thể từ 37,3 độ C trở lên, hệ thống sẽ thiết lập một hệ thống cảnh báo, nhắc nhở nhân viên trạm kiểm tra bước thứ 2.

Theo Baidu, hệ thống này có thể kiểm tra hơn 200 người một phút, nhanh hơn nhiều so với các máy quét thân nhiệt được sử dụng tại các sân bay.

Megvii, một công ty AI của Trung Quốc, cũng đã phát triển một hệ thống tương tự, hiện đang được sử dụng tại một ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh, có thể phát hiện nhiệt độ hiệu quả chỉ với phần trán lộ ra của mỗi người.

5 triệu du khách đã rời Vũ Hán

Bên cạnh việc phát hiện sốt, các công ty công nghệ Trung Quốc đã chạy đua phát triển nhiều dịch vụ khác nhau để hỗ trợ các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, từ việc chuẩn bị các máy bay cung cấp y tế cho đến việc lập bản đồ lây lan virus từ Vũ Hán.

Theo thị trưởng thành phố, mặc dù thành phố này đã bị phong toả kể từ ngày 23/1, nhưng khoảng 5 triệu du khách đã rời Vũ Hán trong dịp Tết Nguyên đán, làm dấy lên một cuộc tìm kiếm những du khách đến từ Vũ Hán gần đây.

Tuy nhiên, phần lớn việc theo dõi được thực hiện bởi chính quyền địa phương ở Trung Quốc đòi hỏi rất nhiều nhân lực, mặc dù một số người đang nhập dữ liệu trực tuyến để giúp đăng ký, nhất là khi các cư dân trở về sau kỳ nghỉ.

Tại Bắc Kinh, một số khu phố đang nhắc nhở cư dân quét mã QR để điền thông tin cá nhân, chẳng hạn như số điện thoại và địa chỉ quê nhà.

Một hình thức khác cũng nhắc nhở người tham gia điền thông tin chi tiết về các phương tiện vận chuyển mà họ đã sử dụng, chẳng hạn như biển số xe hoặc số hiệu chuyến bay, nếu họ đã đi du lịch, đồng thời lấy thông tin về việc họ có đến Hồ Bắc hoặc tiếp xúc với bất kỳ ai từ khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch nCoV hay không.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý giáo dục

Đó là chủ đề hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 30/11 tại TP. Huế do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Công ty TNHH Giáo dục FPT tổ chức nhằm cung cấp, chia sẻ kiến thức về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực giáo dục và thảo luận, phân tích những thách thức khi triển khai công nghệ AI trong quản lý và giảng dạy. Dự kiến có khoảng 450 - 500 người tham gia hội thảo này.

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý giáo dục
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top