ClockThứ Sáu, 18/02/2022 09:34

Virus SARS-CoV-2 tiến hóa theo hướng ngày càng dễ lây lan và 'né' hệ miễn dịch

Các nghiên cứu dựa trên mô hình phân tích sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) chỉ ra rằng biến thể Omicron và những biến thể khác của virus SARS-CoV-2 tiến hóa theo hướng ngày càng dễ lây lan và có khả năng né tránh hệ miễn dịch tốt hơn.

Hội nghị lãnh đạo tài chính G20 thảo luận về các chiến lược thoát khỏi suy thoái do COVID-19LHQ: Ô nhiễm gây ra nhiều ca tử vong hơn cả COVID-19Cần thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch khi học sinh đi học trở lạiAnh tiêm vaccine ngừa COVID-19 liều thấp cho trẻ từ 5-11 tuổiBình thường mới, nhưng đừng bình thường quáKiểm toán chuyên đề việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch COVID-19Điều trị COVID-19 tại nhà: Cẩn trọng với thuốc Molnupiravir

Virus SARS-CoV-2 tiến hóa theo hướng ngày càng dễ lây lan và "né" hệ miễn dịch. Ảnh minh họa - Getty Images

Các kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Chemical Information and Modeling và ACS Infectious Diseases, trong đó các tác giả nhấn mạnh cần phát triển thêm các loại vaccine và những phương thức điều trị sử dụng kháng thể mới để ứng phó hiệu quả với virus đột biến.

Việc hiểu được virus sẽ biến đổi ra sao có vai trò quan trọng trong dự đoán tỷ lệ các ca bệnh mắc dù đã tiêm phòng và phát triển những loại vaccine dựa trên các đột biến cũng như những phương thức điều trị sử dụng kháng thể đơn dòng mới hiệu quả hơn. Trong nghiên cứu đăng trên ACS Infectious Diseases, nhà nghiên cứu Guo-Wei Wei và các đồng nghiệp đã phân tích gần 1,5 triệu chuỗi gene của virus SARS-CoV-2 từ các bệnh nhân COVID-19.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra có 683 đột biến dị thường ở vùng gắn thụ thể (RDB), một phần trên protein gai của virus có chức năng bám dính vào vùng tiếp xúc ACE2 trên bề mặt tế bào người. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình phân tích AI để dự đoán những đột biến này sẽ tác động ra sao tới khả năng RDB bám dính vào ACE2 cũng như tới 130 cấu trúc kháng thể của người, trong đó có một số kháng thể đơn dòng được sử dụng để điều trị bệnh COVID-19.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng các các đột biến củng cố khả năng lây lan, là tác nhân chi phối quá trình tiến hóa của virus và ở nhóm người đã được tiêm phòng, các đột biến giúp virus né các loại vaccine để không ngừng lây lan. Mô hình cũng dự đoán một số đột biến kết hợp với nhau có khả năng cao giúp virus lây lan trên quy mô lớn.

Trong một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Chemical Information and Modeling, Wei và các đồng nghiệp đánh giá sâu hơn về khả năng lây truyền, vô hiệu hóa vaccine và kháng thể của biến thể Omicron. Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng mô hình AI để phân tích số lượng đột biến cao bất thường ở gai protein của biến thể Omicron có ảnh hưởng như thế nào tới khả năng bám dính của RDB với ACE2 và những phản ứng với các kháng thể.

Các kết quả chỉ ra biến thể Omicron có thể lây truyền nhanh hơn 10 lần so với biến thể gốc và hơn 2,8 lần so với biến thể Delta. Bên cạnh đó, biến thể Omicron cũng có khả năng vô hiệu hóa vaccine cao hơn 14 lần so với Delta cùng khả năng giảm hiệu quả của một số phương thức điều trị bằng kháng thể đơn dòng.

Trong số những kết quả dự đoán dựa trên mô hình AI kể trên, nhiều điều đã được chứng thực thông qua các kết quả thử nghiệm. Các tác giả nhấn mạnh điều này càng cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển các loại vaccine thế hệ mới và các loại kháng thể đơn dòng ít chịu tác động của những biến đổi trong virus.

Theo Tin tức TTXVN  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Thanh niên suy tim hồi sinh nhờ tạng hiến

Trái tim của một chàng trai 24 tuổi đã vượt chặng đường hơn 600km từ Hà Nội vào Huế, “thắp” lên sự sống cho một thanh niên đồng trang lứa suy tim nặng. Đây là ca ghép tim thứ 14 tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 13 của đơn vị.

Thanh niên suy tim hồi sinh nhờ tạng hiến
​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân

Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức chương trình “Tầm soát miễn phí đái tháo đường cho người dân toàn tỉnh”.

​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân
Việc ghép thận giữa những người nhiễm HIV vẫn an toàn

Một nghiên cứu của Mỹ vừa được công bố trên Tạp chí Y học New England cho thấy, những người nhiễm HIV có thể an toàn nhận thận hiến tặng từ những người hiến tạng nhiễm HIV đã chết. Điều này có thể giúp rút ngắn thời gian chờ đợi để được ghép tạng trên diện rộng, bất kể tình trạng HIV của bệnh nhân.

Việc ghép thận giữa những người nhiễm HIV vẫn an toàn
Return to top